Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là gì?

0
SHARES
1.6k
VIEWS

tfpMục tiêu tăng trưởng kinh tế chính là vấn đề lớn của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Việc tăng trưởng thường được đo bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ thị. Tuy nhiên điểm yếu của chỉ tiêu này là không mô tả đúng năng suất kinh tế thực tế. Để đánh giá đúng hiệu quả của sự tăng trưởng này hiện nay khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp được đề cập đến nhiều trong các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. Diendaniso.com hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm đặc biệt này và các quy định liên quan.

NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP TFP LÀ GÌ ?

Năng suất nhân tố tổng hợp có tên tiếng anh là Total Factor Productivity – TFP. Đây chính là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của sản xuất khi đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động khi cải thiện các nhân tố như công nghệ, cải tiến, quản lý và nâng cao trình độ lao động.

Ở cấp độ nền kinh tế thì năng suất nhân tố tổng hợp thường được coi là yếu tố đóng góp chính vào Tỷ lệ tăng trưởng GDP. Những yếu tố khác bao gồm vốn con người, vốn vật chất và đầu vào lao động. TFP đo lường mức tăng trưởng còn lại trong tổng sản lượng của một công ty hoặc cả một nền kinh tế mà không giải thích được bằng sự tích lũy các yếu tố đầu vào truyền thống như lao động và vốn. Vì điều này không thể được đo lường trực tiếp nên quá trình tính toán lấy TFP là phần còn lại tính đến các tác động lên tổng sản lượng không do đầu vào gây ra.

Ở Việt Nam thì năng suất nhân tố tổng hợp TFP có nhiều tên gọi khác nhau. Theo Quyết định số 43/2010/QĐ-Ttg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng chính phủ sử dụng thuật ngữ “ năng suất các nhân tố tổng hợp”; Trung tâm Năng suất Việt Nam, Tổng cục Đo lường- tiêu chuẩn-chất lượng đã sử dụng từ “ năng suất yếu tố tổng hợp” (trích từ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2011).


NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA TFP

Năng suất nhân tố tổng thể được cấu thành bởi 3 thành phần đó chính là lao động, vốn và những yếu tố khác. Những thành phần giúp gia tăng năng suất không phải do gia tăng vốn và lao động thì được gọi là “năng suất nhân tố tổng hợp”.

Do đó với mục tiêu nâng cao chỉ số TFP chính là việc gia tăng đầu vào bằng việc nâng cao năng suất của lao động và vốn. Gia tăng TFP gắn liền với việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật và đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động.


Ý NGHĨA CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG THỂ TFP

TFP hay năng suất nhân tố ảnh hưởng có phản ánh mức độ hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực đầu vào. Bên cạnh đó TFP còn liên quan đến hiệu quả nhờ việc thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân vv..
Việc nâng cao TFP có ý nghĩa khá lớn đến người lao động, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể như sau:

  • Với người lao động việc nâng cao năng suất nhân tố tổng thể giúp cải thiện đời sống, điều kiện lao động và thu nhập được gia tăng hơn
  • Với doanh nghiệp thì có TFP sẽ giúp mở rộng sản xuất sang thị trường nước ngoài.
  • Với nền kinh tế sẽ giúp đất nước gia tăng sức mạnh cạnh trânh trong khu vực và trên toàn thế giới cũng như nâng cao được phúc lợi xã hội.

CÁCH TÍNH TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA TFP

Việc nâng cao TFP chính là việc gia tăng đầu ra bằng việc cải thiện chất lượng của các yếu tố đầu vào bao gồm lao động và vốn. Cùng với một lượng đầu vào như nhau thì việc gia tăng chỉ số TFP nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và áp dụng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, công nghệ mới. vv

Có khá nhiều cách để xác định được TFP. Tuy nhiên phổ biến là theo hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = AKa L1-a . Trong đó:

– Y là tổng đầu ra;
– K là vốn đầu vào;
– L là lao động đầu vào;
– A là TFP;
– α và 1-α là độ co giãn ( hệ số đóng góp) của đầu ra tương ứng với lao động và vốn.


NÂNG CAO NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP

Để gia tăng được TFP một cách hữu hiệu thì cần xác định 5 yếu tố chính như sau:

a) Chất lượng lao động: Việc nâng cao chất lượng lao động có gắn với trình năng lực của người lao động. Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; Chuyển giao công nghệ cũng làm tăng năng lực nguồn lao động trong sản xuất sản phẩm dịch vụ chất lượng cao.

b) Thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ: Việc gia tăng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa chính là một trong những cơ sở quan trọng giúp tối ưu các nguồn lực để gia tăng chỉ số TFP.

c) Thay đổi cơ cấu vốn: Việc gia tăng cơ cấu vốn và sử dụng hiệu quả cũng giúp gia tăng chỉ số TFP. Nên tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ hiện đại và tự động hoá. Chú trọng đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế.

d) Thay đổi cơ cấu kinh tế: Thay đổi cơ cấu kinh tế: Chính là việc phân bổ lại các nguồn lực phát triển một cách hài hòa giữa các ngành và thành phần kinh tế kèm nguồn lực. Ưu tiên phân bổ các nguồn lực vào các thành phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ giúp đóng góp vào việc gia tưng TFP.

e) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật: Việc gia tăng hơn nữa TFP chính bằng việc nâng cao hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất. Chú trọng thay đổi những công nghệ mới tiên tiến (hệ thống quản lý, công cụ quản lý tiên tiến vv). Đây là yếu tố then chốt giúp nâng cao mạnh mẽ chỉ số TFP trong thời đại công nghệ hóa hiện nay.

Trong 5 yếu tố chính đóng góp vào tăng TFP như đã nêu trên, 03 yếu tố được xác định là thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các tổ chức, doanh nghiệp, đó là: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Chất lượng lao động và Thay đổi cơ cấu vốn.

Ngày nay, chúng ta có thể thấy, mục tiêu hàng đầu của nâng cao năng suất là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người; và kết quả của nâng cao năng suất là giúp nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Trong đó, nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội.

xem thêm: Các công cụ cải tiến năng suất 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!