Lợi nhuận gộp hay lãi gộp chính là khoản chênh lệch của doanh thu trừ đi chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hiểu lợi nhuận gộp sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm được tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai từ đó có những quyết định đúng đắn nhất để đầu tư. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về lợi nhuận gộp là gì ? Cách tính lợi nhuận gộp và ý nghĩa của chỉ số này thế nào?
Nội dung
KHÁI NIỆM LỢI NHUẬN GỘP
Lợi nhuận gộp trong tiếng anh là Gross Profit. Đây được hiểu như là tổng thu nhập của doanh nghiệp trong một thời kì sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi cho giai đoạn sản xuất đến khi bán thành công sản phẩm dịch vụ. Có thể hiểu một cách khác rằng lợi nhuận gộp chính là khoản lợi nhuận đồng thời vẫn bao gồm chi phí sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm hoặc chi phí cung cấp dịch vụ trong một doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp không phải là lợi nhuận thuần túy thu được từ hoạt động bán hàng hoặc kinh doanh. Tuy nhiên đây là một chỉ số quan trọng giúp thể hiện được khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ việc sản xuất và bán hàng.
Lợi nhuận gộp của mỗi công ty sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc công ty sử dụng chi phí hấp thụ (cần thiết cho báo cáo bên ngoài) hay chi phí biến đổi (hữu ích cho báo cáo nội bộ).
ĐẶC ĐIỂM CỦA LỢI NHUẬN GỘP
Có thể thấy được lợi nhuận gộp chính là một chỉ số phản ánh rõ ràng nhất hiệu quả của các thành phần đóng góp vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được coi như một thước đo thành công trong doanh nghiệp.
Nếu lợi nhuận gộp tăng cho thấy công ty đang quản lý chi phí sản xuất hiệu quả hoặc có thể đang có chiến lược giá bán tốt. Ngược lại, lợi nhuận gộp bị giảm có thể là dấu hiệu của các vấn đề trong quá trình sản xuất hoặc chiến lược giá.
Những loại chi phí thường có ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp bao gồm:
- Giá nguyên vật liệu (bao gồm phí vận chuyển);
- Chi phí sử dụng lao động;
- Chi phí khấu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ;
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí địa điểm, kho bãi, bảo quản;
- Chi phí tiếp thị sản phẩm.
Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN GỘP
Có thể thấy được việc đánh giá một công ty hay doanh nghiệp của bạn có hoạt động hiệu quả hay không thì có thể dựa vào giá trị lợi nhuận gộp để xem xét.
Khi phân tích được lợi nhuận gộp thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh nguồn chi phí và tài chính sao cho hợp lý. Với các khoản chi phí không tạo ra nhiều lợi nhuận trong một thời gian dài thì có thể cắt giảm đi để lợi nhuận tăng trưởng bền vững và tốt hơn.
Việc xét đến yếu tố Lợi nhuận gộp có thể giúp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp thường được sử dụng để đo lường tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Những doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận gộp càng cao thường cho thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh.
Lợi nhuận gộp là một phần quan trọng của cấu trúc bảng cân đối kế toán và có thể giúp trong việc dự báo lợi nhuận tổng cả của doanh nghiệp khi kết hợp với các chỉ số tài chính khác.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN GỘP
Có thể thấy lợi nhuận gộp được hình thành và bị chi phối bởi khá nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố đó có thể được chúng tôi liệt kê ra ở đây khá chi tiết cho bạn có thể áp dụng.
Giá bán hàng hóa dich vụ: Đây là yếu tố khá ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp. Gía bán hàng hóa được cấu thành bởi những nguồn chi phí có liên quan như chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý cũng như vận chuyển hàng hóa … Việc tối ưu đến chi phí hàng bán tốt nhất sẽ giúp lợi nhuận gộp được tăng lên cao hơn.
Doanh thu từ việc bán hàng cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Chúng có tỷ lệ thuận với lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng giá bán hàng hóa và dịch vụ một cách hợp lý thì có thể tối ưu được quá trình sản xuất vừa giảm chi phí giá vốn hàng hóa.
Quản lý rủi ro: việc này cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận gộp. Việc này cần phải được các nhà quản lý thực hiện một cách tối đa và hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, từ đó giúp gia tăng được hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Từ đó giúp tăng được lợi nhuận gộp một cách hiệu quả nhất.
Chính sách thuế và pháp luật cũng có ảnh hưởng một cách tích cực đến lợi nhuận gộp do tác động trực tiếp đến chi phí của hoạt động sản xuất từ đó giúp thay đổi lợi nhuận gộp một cách hiệu quả hay không.
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Bao gồm có chi phí sản xuất, tiền lương nhân viên, máy móc trang thiết bị nhà xưởng, những nguồn chi phí quản lý và chi phí khác vv. Chi phí hoạt động sẽ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận gộp. Các chi phí này càng gia tăng thì lợi nhuận gộp càng giảm và ngược lại.
Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường có thể áp đặt áp lực giảm giá và ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp. Những ngành có sự cạnh tranh ít sẽ có mức lợi nhuận gộp cao hơn. Những ngành cạnh tranh cao sẽ khiến mức lợi nhuận này có xu hướng giảm theo thời gian.
Biến động trong kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như biến động tỷ giá hối đoái và thị trường toàn cầu, làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu và sản phẩm, làm biến đổi lợi nhuận gộp.
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU LỢI NHUẬN GỘP MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Có thể thấy được chiến lược tối ưu hóa lợi nhuận gộp là một điều cần thiết của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Để giúp hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn thì việc lên được kế hoạch tối ưu lợi nhuận thông qua nhiều cách thức khác nhau sẽ tạo ra được nguồn lợi nhuận bền vững.
Gia tăng doanh số bán hàng thông qua việc đầu tư vào việc quảng bá, mở rộng thị trường tiềm năng hơn nữa. Phát triển thêm những dòng sản phẩm có lợi nhuận cao hơn để đầu tư.
Doanh nghiệp có thể cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm tạo ra được sự hài lòng cũng như giữ chân khách hàng và khuyến khích khách hàng thông qua được các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt.
Kiểm soát tốt nguồn chi phí đồng thời giảm thiểu được các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Tiến hành đàm phán và tái đàm phán các hợp đồng với nhà cung cấp để có thể giúp giảm giá cả nguyên vật liệu một cách tốt nhất. Việc nắm rõ được các chi phí biến động nhằm cố gắng giảm thiểu chúng xuống một cách tối đa nhất.
Kiểm soát tốt nguồn hàng tồn kho cũng là một cách để tránh hàng tồn kho không cần thiết. Nhiều chiến lược sản xuất tiên tiến có thể được áp dụng như kỹ thuật Just-In-Time để giảm thiểu tồn kho và chi phí lưu trữ một cách hiệu quả.
Nâng cao hiệu suất sản xuất bằng cách tối ưu hoá quy trình sản xuất để giảm thời gian và tăng năng suất. Áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm.
Tiến hành đàm phán với đối tác và nhà cung cấp để có được những điều kiện hợp đồng có lợi, như vậy cũng làm giảm bớt đi một số chi phí trong quá trình sản xuất hàng hoá, sản phẩm.
>>> Đánh giá nhà cung cấp là gì ? Vai trò và mục đích đánh giá nhà cung cấp
Có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng mà mỗi nhà lãnh đạo cần quan tâm. Chúng thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn được về cấu trúc chi phí sản xuất cũng như mô hình kinh doanh. Điều này còn đưa ra được thông điệp khá quan trọng về khả năng quản lý và tối ưu hóa hiệu suất. Đón đọc những bài viết khác của chúng tôi về chủ đề tài chính để có những kiến thức tốt hơn.