Lãnh đạo và quản lý khác nhau thế nào?

0
SHARES
891
VIEWS

Từ nhiều năm nay có nhiều quan điểm đưa ra trái triều về phân biệt sự khác hau giữa lãnh đạo và quản lý. Đây là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn việc vận hành của tổ chức, doanh nghiệp. Lãnh đạo và quản lý thường đi cùng nhau tuy nhiên lại có nhiều điểm khác nhau rõ nét mà nhiều người còn khá nhầm lẫn. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng này nhé!

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý


TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

Trước khi cùng đi tìm hiểu sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu xem khái niệm của chúng là gì ? Đây là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt.

Lãnh đạo chính là người cao nhất trong tổ chức có nhiệm vụ xác định phương hướng và kế hoạch cho tổ chức. Họ truyền cảm hứng, tạo động lực, tư tưởng cho mọi thành viên trong tổ chức nhằm phát triển tốt mọi hoạt động của tổ chức đó.

Quản lý thường được gọi với thuật ngữ Manager. Đây chính là những người chịu trách nhiệm về các khía cạnh quan trọng của dự án, công việc của đội nhóm. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thường là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và điều phối.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Đây là hai khái niệm thoạt nhìn có vẻ tương đồng và khiến cho nhiều người bị nhẫm lẫn. Cả hai vị trí này đều có những ảnh hưởng lớn đến những mục tiêu làm việc với người lao động. Hiện nay ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp thì việc phân biệt rõ ràng quản lý và lãnh đạo còn có nhiều khó khăn và chưa thực sự rõ ràng 2 chức danh.


SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ

  • GIỐNG NHAU:

Cả hai nhà lãnh dạo và quản lý đều có nhiệm vụ chỉ đạo và định hướng công việc của mọi người theo một mục đích nhất định. Do đó có thể nói hai vị trí này đều gắn liền với quan hệ với con người, tập thể trong tổ chức.

Xét về việc bản chất thì Quản lý và lãnh đạo đều chính là một hoạt động bao gồm quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó nhằm đạt được đến những mục đích đã đề ra trước đó.

Về hình thức thì hai vị trí này đều bao gồm sự định hướng, điều tiết và tác động của chủ thể đến đối tượng bị điều khiển thông qua một hệ thống các công cụ và phương tiện khác.

Cả quản lý và lãnh đạo sẽ có nhiều nét tương đồng vì đều phục vụ cho một mục đích chung và gần như bổ sung cho nhau và đan xen với nhau.

Quản lý, lãnh đạo và chỉ huy đều có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con người. Mục đích của nó là tạo sự tập trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa khả năng của tổ chức, đơn vị, tập thể, thống nhất ý chí và các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt mục tiêu hiệu quả cao nhất

  • SỰ KHÁC NHAU:

1. Nhà lãnh đạo đưa ra tầm nhìn, nhà quản lý đưa ra mục tiêu

Theo đó thì các nhà lãnh đạo với tầm nhìn của mình sẽ đưa ra những bức tranh tổng thẻ, tầm nhìn và truyền cảm hứng cho các cấp dưới của họ thực hiện công việc đúng với mục đích chung. Là một nhà lãnh đạo bạn cần phải có tầm nhìn và không ngừng đổi mới sáng tạo các chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp, tổ chức.

Trong khi đó thì là một nhà quản lý bạn sẽ tập trung vào việc thiết lập, thực hiện triển khai và đo lường các kết quả đạt được. Họ là người kiểm tra, rà soát các công việc mục tiêu đúng theo kế hoạch đã đề ra trước đó.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

2. Lãnh đạo là tác nhân thay đổi, nhà quản lý duy trì hiện trạng

Những nhà lãnh đạo chính là những người có tầm nhìn đổi mới và họ có tác động không nhỏ đến với doanh nghiệp của mình. Họ chấp nhận thay đổi và sẵn sàng thay đổi cho tổ chức của bạn vì họ nhận thấy được cách thức thay đổi có thẻ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn.

Các nhà quản lý luôn tận tụy, gắn bó với những gì đang hoạt động. Họ lựa chọn tinh chỉnh hệ thống, cấu trúc và quy trình để làm cho hệ thống đạt hiệu quả cao hơn.

3. Lãnh đạo là duy nhất, quản lý là học hỏi

Những nhà lãnh đạo có xu hướng và phong cách độc đáo riêng của chính mình. Họ dần dần hoàn thành và xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Họ luôn là duy nhất và tạo ra sự ảnh hưởng của mình trong và ngoài tổ chức và có tác động đến ngành của họ đang làm.

Các nhà quản lý sẽ thường học hỏi và nâng cao kĩ năng quản lý của họ trong tương lai ngắn và dài hạn

4. Lãnh đạo chấp nhận rủi ro, nhà quản lý kiểm soát rủi ro

Là một nhà lãnh đạo bạn hiểu được những quyết định của mình ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức của mình. Họ chấp nhận rủi ro và tự tin chủ động đương đầu với những điều họ sẽ làm cho dù chúng tiềm ẩn rủi ro thất bại. Họ tin răng càng rủi ro thì cơ hội sẽ càng lớn và rộng mở.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Các nhà quản lý sẽ làm việc để giảm thiểu tối đa những rủi ro của mình. Họ mong muốn tìm mọi cách phòng ngừa, né tránh rủi ro hơn là phải đâm đầu vào những thứ không an toàn.

5. Lãnh đạo hướng tới dài hạn, nhà quản lý kiểm soát ngắn hạn

Như đã nói ở trên thì tầm nhìn của nhà lãnh đạo thường rộng và sâu hơn. Họ làm và thực hiện các hành động của mình hướng đến một mục tiêu lớn hơn trong tương lai xa.
Ngược lại, các nhà quản lý làm việc dựa trên các mục tiêu ngắn hạn. Họ luôn giám sát, kiểm tra quá trình và tìm kiếm những sự công nhận cùng các phần thưởng từ cấp trên hoặc từ hiệu quả thực tế.

6. Nhà lãnh đạo mở rộng, phát triển cá nhân; nhà quản lý phát triển, hoàn thiện kỹ năng hiện có

Theo góc nhìn nào đó thì các nhà lãnh đạo sẽ học hỏi và mở rộng phát triển theo hướng cá nhân của họ. Họ chủ động nắm bắt hững thứ mới mẻ trong môi trường kinh doanh luôn luôn được thay đổi.
Trong khi đó thì các nhà quản lý sẽ thường tập trung phát triển các kỹ năng cá nhân hiện có để đáp ứng được các công việc theo mức độ phức tạp hơn.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

7. Nhà Lãnh đạo củng cố niềm tin, nhà quản lý giám sát và dẫn dắt về mặt công việc

Là một nhà lãnh đạo bạn có khả năng truyền đạt được niềm tin và cảm hứng cho cộng đồng nhân viên của mình.

Nếu như mọi người đồng ý và hào hứng với dự định của bạn đã làm thì đồng nghĩa với việc họ dã được truyền lửa và niềm tin.

Là một nhà quản lý thì họ cần phải duy trì các mức độ kiểm soát đối với nhân viên nhằm phát huy khả năng lớn nhất nhằm tạo ra được các sản phẩm và sự gia tăng về lợi nhuận của công ty. Để làm việc này một cách hiệu quả, nhà quản lý cần phải am hiểu các xu hướng hành vi, sở thích, đam mê và kỳ vọng về phúc lợi của cấp dưới.

8. Nhà lãnh đạo huấn luyện, nhà quản lý hướng dẫn trực tiếp

Hiện nay hầu hết các nhà lãnh đạo bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình họ tìm và đào tạo cũng như tạo mọi điều kiện cho nhân viên của mình phát triển.

Nhà quản lý luôn phân công nhiệm vụ theo từng bước và cung cấp hướng dẫn về cách hoàn thành chúng cho đội ngũ của mình.

>>> Kĩ năng lãnh đạo là gì ? Cách rèn luyện để có kỹ năng lãnh đạo tốt?


MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ NHÀ QUẢN LÝ

Có thể nói để phát triển tốt một tổ chức và tập thể một cách nhanh chóng và bền vững thì cần phải có cả sự lãnh đạo lẫn quản lý. Người lãnh đạo là nhân trị còn quản lý chính là pháp trị. Hai yếu tố này đều sẽ liên quan hài hòa đến nhau tác động lên tổ chức. Quản lý gây tác động đến một nhóm người để đạt được mục tiêu công việc thì họ đang làm một lãnh đạo. Và ngược lại, khi lãnh đạo dấn thân để lập kế hoạch, kiểm soát đội ngũ nhân viên thì họ đang làm một quản lý.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Hai vị trí này sẽ đều cần phải có những hành động, tác động cụ thể đến nhóm tổ chức hoạt động nhằm mang lại một mục đích tốt đẹp nào đó cho doanh nghiệp. Việc phân biệt lãnh đạo và quản lý rõ ràng về nhiệm vụ, vai trò, công việc của họ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nó tạo ra sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định hiện nay..

>> Xem thêm: Tìm hiểu 5 Cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì? Bí quyết của nhà lãnh đạo tài ba


TỪ NHÀ QUẢN LÝ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO

Có thể nói từ một nhà quản lý với sự chủ động học hỏi tích lũy kiến thức, tư duy của mình sẽ có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Quá trình chuyển biến gồm bảy bước quan trọng. Bảy bước đó là:

  • Bước 1. Từ chuyên gia trở thành nhà quản trị tổng hợp
  • Bước 2. Từ nhà phân tích trở thành người hợp nhất chuyên môn
  • Bước 3. Từ nhà chiến thuật trở thành chiến lược gia
  • Bước 4. Từ thợ hồ trở thành kiến trúc sư
  • Bước 5. Từ người giải quyết vấn đề trở thành người hoạch định
  • Bước 6. Từ chiến binh trở thành nhà ngoại giao
  • Bước 7. Từ thành viên hỗ trợ trở thành vai trò lãnh đạo.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp cho bạn hiểu hơn được sự khác nhau rõ nét giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo. Việc am hiểu sâu sắc hơn về hai khái niệm này sẽ giúp bạn có được những chiến lược hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp. Đón đọc nhiều hơn nữa những bài viết của chúng tôi để tích lũy hơn nữa những kiến thức có ích.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!