Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP là gì?

0
SHARES
961
VIEWS

Với việc sử dụng hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP hiệu quả sẽ giúp quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu góp phần cải thiện năng suất cho doanh nghiệp, giảm tối đa chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.

Trong các doanh nghiệp hiện nay để sản xuất bát kì một mặt hàng nào đều cần lựa chọn nguồn nguyên vật liệu kĩ càng và hợp lý.  Việc quản lý nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng rất nhiều. Quản lý nguồn nguyên vật liệu với đúng nhu cầu và số lượng là bài toán khó khăn. Việc làm sao để đáp ứng đầy đủ với nhu cầu sản xuất mà chi phí luôn luôn ở mức tối thiểu chính là một điều mà nhiều người chủ doanh nghiệp quan tâm. Quản lí tốt nguồn nguyên vật liệu góp phần vào giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Qua đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) ra đời để giải quyết bài toán nan giải trên của doanh nghiệp.


MRP (Material Requirement Planning) là gì?

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP hay tiếng anh là Material Requirements Planning chính là một quy trình giúp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Một cách đơn giản thì đây chính là một hệ thống giúp tính toán nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành đơn hàng của khách hàng. Các công ty sử dụng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP để ước tính số lượng nguyên liệu thô và lên lịch giao hàng.

Cách tiếp cận MRP là xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận là nhỏ nhất, không cần dự trữ nhiều, nhưng khi cần sản xuất là có ngay. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch hết sức chính xác, chặt chẽ đối với từng loại vật tư, đối với từng chi tiết và từng nguyên liệu.

Trong quản lý sản xuất, MRP được thiết lập nhằm trả lời các câu hỏi:

  • Cần những nguyên liệu, vật liệu gì để sản xuất?
  • Số lượng là bao nhiêu?
  • Khi nào cần và cần những loại nào?
  • Thời gian giao hàng là khi nào?

PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH MRP HIỆU QUẢ

Phương pháp hoạch định nguồn nguyên liệu MRP tỏ ra rất có hiệu quả. Chính vì thế chúng không ngừng mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực hoạt động khác của doanh nghiệp. Những phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu chính chủ yếu là:

– MRP (Material Requirement Planning) hay còn gọi là MRP I mục đích là lập kế hoạch sản xuất không xét đến năng lực sản xuất, coi năng lực sản xuất của doanh nghiệp là vô hạn.

– MRP II (Material Resource Planning) ra đời cuối những năm 70 trên cơ sở MRP I có điều chỉnh bằng cách đưa biến số năng lực sản xuất của doanh nghiệp vào mô hình.

– MRP III: phát triển MRP II bằng cách đưa ra những chương trình phần mềm chuyên dụng cho một số loại hình doanh nghiệp với mục đích kiểm soát toàn bộ các nguồn lực của doanh nghiệp trong kế hoạch hóa sản xuất.


NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG MRP TRONG SẢN XUẤT

Một thực tiễn triển khai trong doanh nghiệp sản xuất có áp dụng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP đạt được những lợi ích như sau:

  • Sản xuất áp dụng MRP có thể áp ứng nhu cầu nguyên vật liệu đúng thời điểm, khối lượng và giảm thời gian chờ đợi
  • Giảm thiểu lượng dự trữ mà không làm ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng và phục vụ khách hàng
  • Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương tiện vật chất và lao động
  • MRP giúp bạn tạo nên sự thỏa mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng
  • Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp
  • Giúp gia tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

Bên cạnh đó, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP còn giúp hỗ trợ các cá nhân và bộ phận khác trong doanh nghiệp. Người chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất dựa trên dữ liệu MRP để cân bằng khối lượng công việc giữa các bộ phận và đưa ra các quyết định về lịch làm việc. Người quản lý thực hiện phát lệnh công việc; duy trì tiến độ sản xuất nhanh chóng và chính xác hơn nhờ MRP. Đặc biệt bộ phận kinh doanh; quản lý mua hàng; quản lý hàng tồn kho cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ hiệu quả từ hệ thống này.


Giải pháp MRP chuyên sâu dành cho doanh nghiệp vừa và lớn

Hệ thống MRP đòi hỏi độ chính xác gần như là tuyệt đối của các thông tin đầu vào. Nhiều doanh nghiệp gặp rắc rối vì dữ liệu đầu ra của MRP có sự sai lệch xuất phát từ việc thiếu các bộ phận chuyên trách, số lượng đặt hàng quá nhiều hoặc do chậm trễ, bỏ lỡ các đơn hàng;…mà nguyên nhân sâu xa là do thiếu một hệ thống MRP đặc thù; có thể xử lý các bài toán phức tạp của một doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp MRP với phạm vi xử lý khác nhau trong quản lý sản xuất. Ví dụ cùng là MRP nhưng các hệ thống đơn giản chỉ giải quyết vấn đề nguyên vật liệu trong phạm vi đơn đặt hàng hiện có; còn với DIGINET hệ thống MRP xử lý triệt để các nhu cầu hiện tại cũng như dự trù một mức an toàn cho các đơn hàng trong tương lai; đảm bảo doanh nghiệp sẽ luôn sẵn sàng để đáp ứng bất kể khi nào nhận được đơn đặt hàng .

>>> JIDOKA là gì ? – Công cụ triển khai LEAN hiệu quả

Theo: Internet

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!