Chứng nhận Halal – Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Hồi Giáo

0
SHARES
274
VIEWS

Với dân số người Đạo hồi chiếm khoảng 1,5 tỷ người và chiếm 23% dân số hành tinh. Nhóm người này chỉ ăn các thực phẩm được chế biến theo tiêu chuẩn Halal. Điểu này cho thấy số lượng các sản phẩm được chứng nhận Halal ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về tiêu chuẩn halal và quy trình chứng nhận halal cho các doanh nghiệp làm thực phẩm.

Thị trường các nước Hồi giáo là một thị trường rất tiềm năng còn đang bị các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ngỏ. Để gia nhập thị trường này, mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đến tiêu chuẩn Halal hay chứng nhận Halal.

HALA LÀ GÌ ?

Theo tiếng Ả Rập thì Halal có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép). Đây là một quy chuẩn tôn giáo mang tính phù hợp về chuẩn mực và giá trị của người đạo Hồi theo kinh Qur’an. Trái ngược với Halal ( hợp pháp) chính là Haram là không cho phép (không được phép và kiêng kị). Bên cạnh đó với những vật hoặc hành động không được xác định rõ ràng là Halal hay Haram sẽ được cho là Mashbooh (Nghi ngờ).

Theo người Hồi giáo, thì Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Không đơn thuần là trong các lĩnh vực thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Mà còn bao quát các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, đều phải dựa trên Thiêng luật này.

CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ ?

Chứng nhận Halal là một loại chứng chỉ nhằm xác nhận rằng sản phẩm của họ đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua’ran và luật Shariah (Luật của người Hồi Giáo). Do đó phù hợp để tiêu dùng ở cả các quốc gia đa số theo đạo Hồi và ở các nước phương Tây nơi có nhiều nhóm dân số theo đạo Hồi (Pháp , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha). là một quá trình đảm bảo các tính năng và chất lượng của sản phẩm theo các quy tắc được thiết lập bởi Hội đồng Hồi giáo cho phép sử dụng nhãn hiệu Halal.

Chứng nhận Halal chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm thịt và các sản phẩm thực phẩm khác như sữa, thực phẩm đóng hộp và các chất phụ gia. Cụ thể, đối với các sản phẩm thịt, Halal chứng nhận rằng động vật đã được giết mổ trong một lần cắt, được làm khô kỹ lưỡng và thịt của chúng không được tiếp xúc với động vật được giết mổ khác và đặc biệt là với thịt lợn.

Các sản phẩm được chứng nhận Halal thường được đánh dấu bằng biểu tượng Halal, hoặc đơn giản là chữ M (vì chữ K được sử dụng để xác định các sản phẩm KOSHER dành cho người Do Thái).

PHẠM VI CỦA CHỨNG NHẬN HALAL

Các sản phẩm buộc phải đạt Chứng nhận Halal tại các thị trường Hồi giáo chia ra 4 loại chính:

  1. Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
  2. Thuốc chữa bệnh
  3. Mỹ phẩm
  4. Các sản phẩm thực phẩm chức năng

Có thể thấy được rằng người Hồi giáo chỉ mua các sản phẩm có chứng nhận Halal. Chứng nhận Halal có thể áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm không phải là Haram hoặc không chứa bất kì thành phần nào là Haram và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỨNG NHẬN HALAL

Theo thống kê thì Đạo hồi là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới với khoảng 1,5 tỉ người (chiếm 23% tổng dân số hành tinh). Nhóm người này phần lớn tập trung tại các nước Trung Đông như các nước Ả Rập. Theo luật đạo hồi mà cụ thể là trong kinh Qur’an thì các giáo luật về vấn đề ăn uống có những yêu cầu vô cùng khắt khe về thực phẩm. Chính vì thế mà khi xuất khẩu thực phẩm sang các nước này đều phải có dấu Halal để chứng minh rằng các sản phẩm này được chế biến và công nhận phù hợp với luật của người Hồi Giáo.

Thị trường thực phẩm halal toàn cầu dự kiến đạt 2,6 nghìn tỷ đô la vào năm 2023, theo Dự báo thị trường thực phẩm Halal tháng 6 năm 2019 2019-2024. Sự phát triển kinh tế và thu nhập khả dụng cao hơn ở các trung tâm dân số Hồi giáo lớn như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan, Iran và Nigeria sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên đối với thịt và thực phẩm chế biến. Cùng với nhu cầu này, sẽ gia tăng sự không chắc chắn về nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm. Việc đầu tư một phần nhỏ để xâm nhập vào một thị trường với khả năng tiêu thụ nhiều như Hồi Giáo sẽ là một bước đầu tư đầy khôn ngoan cho doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm: Tiêu Chuẩn Halal và những tiêu chí của thực phẩm Halal  theo đạo Hồi

LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HALAL

Xu hướng các doanh nghiệp đạt được chứng nhận halal ngày càng tăng. Việc doanh nghiệp của bạn đạt được giấy chứng nhận Halal sẽ mang đến những lợi ích to lớn như:

  • Sản phẩm của bạn có cơ hội tiếp cận được với thị trường thực phẩm Halal toàn cầu với khoảng 1,5 tỷ dân (Trung Đông, Châu Á Thái Bình Dương, EU, Hoa Kì, Trung Á).
  • Người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm có logo Halal như là một bằng chứng về đức tin mà thượng đế cho phép dùng, với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram.
  • Giúp gia tăng lợi nhuận cao nhờ tiếp cận được thị phần lớn hơn. Việc đầu tư chi phí nhỏ giúp mang đến sự tăng trưởng nhiều lần trong doanh thu.
  • Tăng cường hình ảnh trong việc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
  • Cải thiện hệ thống vệ sinh chế biến thực phẩm
  • Nâng cao chất lượng thực phẩm thành tiêu chuẩn toàn cầu

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL

Hiện nay trong chứng nhận Halal có chia ra làm 3 chương trình chứng nhận như sau:

  1. Chương trình JAKIM:
  • Có thời hạn chứng nhận 1 năm.
  • Áp dung cho tất cả các loại sản phẩm: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,… đều được chứng nhận.
  • Phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.
  1. Chương trình GCC:
  • Chỉ áp dụng cho đánh giá sản phẩm, thực phẩm.
  • Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen).
  • Sau khi đánh giá chứng nhận thành công, công ty được cấp 03 bản chứng chỉ hiệu lực 3 năm.
  1. Chương trình MUI:
  • Có giá trị 1 năm.
  • Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa.

chứng nhận halal

Quy trình chứng nhận Halal được thực hiện qua 5 bước cơ bản:

  1. Đăng ký chứng nhận Halal
  2. Tư vấn, báo giá và ký kết hợp đồng
  3. Tiến hành đánh giá hồ sơ (đánh giá giai đoạn 1)
  4. Tiếng hành đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (giai đoạn 2)
  5. Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng nhận Halal

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận Halal

Doanh nghiệp của bạn cần điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu QF03.01QF03.01B và chọn chương trình chứng nhận Halal phù hợp với thị trường xuất khẩu của mình hướng đến.

Bước 2: Báo giá và ký kết hợp đồng

Dựa theo thông tin KH cung cấp, mà tô chức chứng nhận Halal sẽ tiến hành xem xét đăng kí chứng nhận và thông báo tới tổ chức về chi phí chứng nhận. Hợp đồng chứng nhận được kí kết sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ (Đánh giá giai đoạn 1)

Đánh giá hồ sơ (tại nhà máy hoặc qua email) cần doah nghiệp của bạn cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2.

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm:

  • Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức).
  • Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
  • Các giấy phép hoạt động (nếu có).
  • Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận.
  • Các kết quả thí nghiệm sản phẩm chứng nhận.
  • Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có).
  • Các hồ sơ chứng minh thành phần, nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram.

Lúc nay tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá các hồ sơ và thông báo đến doanh nghiệp của bạn để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần). Tổng thời gian cho việc đánh giá giai đoạn 1 là không quá 90 ngày kể từ sẵn sàng cho việc đánh giá giai đoạn 1 (đủ các điều kiện: hợp đồng đã được ký kết, đã gửi hồ sơ giai đoạn 1, đã tạm ứng 30% giá trị hợp đồng). Nếu quá thời hạn này, hồ sơ được xem là không hợp lệ.

Bước 4: Đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (Đánh giá giai đoạn 2)

Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế: MS 15000:2019, GSO 2055-1, MUI,…

Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với các quy định về Halal để cấp chứng chỉ.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng chỉ Halal

Kết thúc quá trình đánh giá, Đoàn chuyên gia đánh giá lập báo cáo đánh giá gửi cho Tổ chức được đánh giá, gửi tổ chức để xem xét và ra quyết định chứng nhận.

Trong trường hợp có những điểm không phù hợp, Tổ chức được đánh giá phải tiến hành biện pháp khắc phục, gửi báo cáo hành động khắc phục và bằng chứng kèm theo đến tổ chức chứng nhận trong khoảng thời gian đã định là 30 ngày kể từ ngày đánh giá hiện trường.


Đối với các doanh nghiệp, sau khi được cấp chứng nhận, sẽ có giám sát định kỳ 6 tháng 1 lần, hoặc có thể bị kiểm tra đột xuất. Nếu doanh nghiệp vi phạm những tiêu chuẩn Halal có thể bị thu hồi chứng chỉ. Khi hết hạn chứng nhận, doanh nghiệp phải xin cấp hiệu lực mới nếu có nhu cầu và yêu cầu gia hạn phải thực hiện ít nhất 1 tháng trước thời gian hết hạn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!