Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì ? Chỉ số mang đến thành công cho bạn

0
SHARES
73
VIEWS

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay ngoài việc quan tâm đến chỉ số thông minh IQ thì chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ đang dần dần trở thành một điều kiện quan trọng giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt thành công hơn trong cuộc sống. Người sở hữu chỉ số EQ cao sẽ giúp bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình một cách hiệu quả và chuyển hóa ý định thành hành động để đưa ra quyết định sáng suốt

trí tuệ cảm xúc là gì


TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ LÀ GÌ ?

Trí tuệ cảm xúc trong tiếng anh được viết tắt bởi EQ – Emotional Quotient/Emotional Intelligence. Đây chính là một là khả năng nhận dạng, kiểm soát và điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực. Trí tuệ cảm xúc còn thường được gọi là chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient – EQ) của mỗi cá nhân.

Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học thì trí tuệ cảm xúc chính là một đặc điểm cá nhân khả năng bẩn sinh. Khả năng đó có thể giúp bạn biểu hiện và kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày giúp bạn giao tiếp hiệu quả và đồng cảm với mọi người xung quanh hơn.

trí tuệ cảm xúc là gì


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc đã được xuất hiện từ sau nửa thế kỷ 19 do ông Darwin khởi xướng. Ông đã thực hiện về cảm xúc và quản lý cam xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên trong công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của con người.

Đến năm 1950 đánh dấu sự ra đời của tâm lý học và Abraham Maslow dành sự tập trung nhiều hơn vào các cách khau nhau mà con người có thể xây dựng sức mạnh từ cảm xúc. Khi cuốn sách “Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về đa trí thông minh” của tác giả Howard Gardner đã giới thiệu đến người đọc về yếu tố cảm xúc trong các loại trí thông minh.

Kể từ sau nghiên cứu của ông Goleman, những vấn đề liên quan đến trí tuệ cảm xúc lại tiếp tục thu hút được sự chú ý của công chúng – không chỉ có trong tâm lý học, mà được các lĩnh vực khác nhau quan tâm như giáo dục và kinh doanh

trí tuệ cảm xúc là gì

Có thể nói từ khi ra đời cho đến nay trí tuệ cảm xúc đã nhận được sự quan tâm lớn và tăng trong vòng hơn 15 năm qua và còn giá trị cho đến tận bây giờ.


CÁCH ĐO LƯỜNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ

Hiện nay việc đánh giá và đo lường trí tuệ cảm xúc EQ là khá khó để định tính được vì chúng thuộc phạm trù về cảm xúc. Tuy nhiên bằng việc sử dụng các dánh giá khác nhau sẽ giúp ước lượng chính xác được bằng các bài tự kiểm tra báo cáo và bài kiểm tra khả năng.

Nếu bạn đang làm bài kiểm tra trí thông minh cảm xúc do chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện, đây là hai biện pháp có thể được sử dụng:

Bảng kiểm kê (ESCI) về năng lực xã hội và cảm xúc dựa trên một công cụ cũ hơn được gọi là Bảng câu hỏi tự đánh giá và liên quan đến việc yêu cầu những người biết cá nhân đưa ra xếp hạng về khả năng của người đó trong một số năng lực cảm xúc khác nhau. Với bài kiểm tra này sẽ được thiết kế nhằm đánh giá cho các cá nhân năng lực xã hội và trí tuệ cảm xúc nhằm lọc ra những người có tố chất trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

Bài kiểm tra (MSCEIT): Bài kiểm tra này của Mayer-Salovey-Caruso là một bài kiểm tra dựa trên khả năng đo lường 4 nhánh của mô hình EI của Mayer và Salovey. Người dự thi thực hiện các nhiệm vụ được thiết kế để đánh giá khả năng nhận thức, xác định, hiểu và quản lý cảm xúc của họ.

Ngoài ra còn có rất nhiều tài nguyên trực tuyến không chính thức, nhiều tài nguyên miễn phí để điều tra trí thông minh cảm xúc của bạn.


5 LỌAI TƯ DUY THƯỜNG THẤY Ở NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường có những đặc điểm riêng biệt về sy nghĩ, nhận thức và tư duy. Bạn có thể thấy được nhiều người có trí tuệ cảm xúc EQ vượt bậc và có bao giờ bạn tự hỏi họ làm như thế nào không ? Liệu đó là bẩm sinh hay thông qua việc rèn luyện. Chúng ta cùng điểm qua một số loại tư duy thường thấy ở những người có trí tuệ cảm xúc:

  • Tự nhận thức (Self-awareness)

Loại tư duy này bạn sẽ thường bắt gặp ở những nhà lãnh đạo. Họ sẽ biết rõ nhất cảm xúc của mình là như thế nào. Đồng thời nhận ra được sự ảnh hưởng đó lên những người xung quanh. Bên cạnh đó Self-awareness không chỉ giới hạn trong cảm xúc mà còn nhìn rộng ra thành cái tôi (ego) của họ. Từ đó với lối tư duy này họ luôn có cách hành xử khiêm tốn và ý chí cầu tiến cao.

trí tuệ cảm xúc là gì

  • Tự điều chỉnh bản thân (Self-regulation)

Những người có chỉ số cảm xúc cao sẽ biết cách kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Họ sẽ luôn hành động và giao tiếp với mọi người bằng cảm xúc ấm áp, nhẹ nhàng và không có những lời nào khó nghe khi nóng giận. Họ sẽ không đưa ra quyết định một cách vội vàng và cảm tính. Ngoài ra họ cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống.

  • Tự tạo động lực (motivation)

Việc tạo động lực luôn là cách kích thích con người khiến họ có hứng khởi, động lực để hoàn thành tốt công việc của mình. Người giàu trí tuệ cảm xúc EI luôn có tiêu chuẩn cao cho bản thân và hướng đến các mục tiêu một cách nhất quán.

>> Xem thêm: Những cách Tạo Động Lực Cho Nhân Viên Hiệu Quả

  • Sự đồng cảm (Empathy)

Với sự đồng cảm và thấu hiểu thì bạn sẽ bắt gặp ở những người có chỉ số EQ cao. Những người này tự đặt mình vào vị trí của người khác để họ dám suy nghĩ cũng như hành động hơn. Họ luôn biết đặt họ vào vị trí, suy nghĩa của người khác để thấu hiểu hành động và suy nghĩ của họ.

Trở thành một người lắng nghe tốt, hỗ trợ các thành viên trong đội nhóm phát triển. Họ luôn sẵn sàng đưa ra những quan điểm mang tính xây dựng, công bằng, không phân biệt đối xử và lắng nghe trong mọi tình huống.

  • Kỹ năng xã hội (Social Skills)

Những người có chỉ số cảm xúc cao là những người có khả năng tương tác xã hội cực kì tốt. Họ sinh ra để kết nối với những ngươi xung quanh họ và là nhân tố kết nối cộng đồng và nhóm giao tiếp có tiềm năng.

Người có EI cao thường đi đôi với tài giải quyết xung đột và quản trị thay đổi thông qua cách ngoại giao phù hợp với tính chất nhạy cảm của từng tình huống.

trí tuệ cảm xúc là gì


NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CAO

Những người có trí tuệ sở hữu cảm xúc cao thường có được những lợi ích rất lớn trong nhiều khía cạnh công việc cuộc sống của họ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa trí tuệ cả xúc và thành công và nhận ra được nhiều mối liên hệ với nhau. Một số lợi ích của những người có chỉ số trí tuệ cao như sau:

  • Nâng cao hiệu suất công việc

EQ cao có thể giúp bạn tránh khỏi những mâu thuẫn không đáng có hằng ngày, đặc biệt là trong môi trường công sở. Từ đó thúc đẩy bạn và cả người xung quanh làm việc hiệu quả hơn.

Việc chỉ số EQ có thể giúp cho bạn tránh khỏi những mâu thuẫn không đáng có hàng ngày. Đặc biệt chính là trong môi trường công sở chúng giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn và khiến cho mọi người yêu quý bạn hơn.

  • Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần

Việc tăng cường cảm xúc của mình bạn sẽ có thể tránh được những trạng thái căng thẳng và giúp gia tăng sức khỏe thể chất và tinh thần. Bạn có thể dễ bị áp lực trong công việc lẫn với các mối quan hệ gia đình và bạn bè. Từ đó cơ thể của bạn mạnh khỏe hơn chống lão hóa sớm hơn vv.

  • Mở rộng mối quan hệ xã hội

Với những người tích cực và tinh tế thì mọi người sẽ đều thích kết bạn với bạn. Đó chính là một trong những lợi ích cảm xúc lớn nhất. Đây cũng là nền tảng cơ bản để xây dựng các mối quan hệ xã hội hay những cam kết lâu dài hơn.

  • Nâng tầm hiểu biết thông minh

Việc hài hòa với cảm xúc của bản thân và giúp kết nối với mọi người xung quanh và giúp hiểu biết hơn về thế giới này. Cảm xúc với trí tuệ sẽ có thể phát triển cao hơn nhờ gia tăng nhận thức xã hội. Điều này giúp bạn giảm sự căng thẳng, cảm thấy được quan tâm và yêu thương, bạn cũng sẽ sống hạnh phúc hơn.

>> Xem thêm: Thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm


CÁC CÁCH RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Để có được một trí tuệ cảm xúc cao và thành công hơn trong cuộc sống bạn cần có thời gian rèn luyện và cải thiện chúng hàng ngày. Như vậy thì những phương pháp cách thức nào giúp cải thiện chỉ số EQ này. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số mẹo rèn luyện trí tuệ cảm xúc như sau:

  • Lắng nghe nhiều hơn

Có thể nói khi bạn muốn hiểu người khác thì điều cần thiết đầu tiên chính là học cách lắng nghe họ nhiều hơn. Càng lắng nghe họ bạn sẽ hiểu hơn cảm xúc, suy nghĩ của họ và sẽ khiến cho bạn hiểu hơn về người bạn giao tiếp.

trí tuệ cảm xúc là gì

Nhớ nhé, bạn hãy dành ít thời gian để lắng nghe những gì họ đang cố gắng truyền đạt với bạn, lưu ý là cả bằng lời nói và ngôn ngữ hình thể nhé!

  • Đồng cảm

Để hiểu con người hơn bạn cũng nên đặt vị trí của mình vào vị trí của người đó. Khi đó sự thấu hiểu suy nghĩ, hành động của họ sẽ càng lớn hơn. Nghĩ rằng mình là họ và sẽ có những cảm xúc, suy nghĩ như nào khi rơi vào tình cảnh đó.

  • Phản chiếu

Có thể nói thuật ngữ khả năng lý luận bằng cảm xúc chính là một trong những thành tố không thể thiếu được của một trí tuệ cảm xúc. Chúng giúp cho bạn có suy nghĩ về mặt cảm xúc sẽ trở nên ảnh hưởng như thế nào đến những quyết định cũng như hành vi của bản thân bạn.

Bằng cách rèn luyện phản ứng xung quanh và đánh giá cảm xúc cũng như hành động của họ lúc đó như thế nào.


Hy vọng với những thông tin mà diendaniso.com chia sẻ trên đây có thể giúp cho bạn hiểu hơn về trí tuệ cảm xúc -EQ yếu tố giúp nắm bắt thành công hơn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bạn có thể rèn luyện được trí tuệ cảm xúc này hàng ngày khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!