Thương mại đa phương (Multilateral trade) là gì?

0
SHARES
144
VIEWS

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay để phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu thì việc tham gia vào các thương mại đa phương là điều cần thiết. Không chỉ giúp phát triển kinh tế thương mại mà việc hợp tác đa phương còn giúp giải quyết những vấn đề chung như chiến tranh, hòa bình, chính trị vv. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về thương mại đa phương và những đặc điểm của chúng trong nền kinh tế toàn cầu.

thương mại đa phương

KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

Thuật ngữ thương mại đa phương – Multilateral trade khái niệm dùng để chỉ các hoạt động thương mại quốc tế mà trong đó có nhiều nước cùng tham gia kí kết các hiệp định nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong đó.

Việc tham gia vào các quan hệ thương mại đa phương việc lưu thông hàng hóa sẽ được hưởng lợi giữa các nước tham gia bằng việc giảm hoặc bỏ các loại thuế và hạn ngành giúp lưu thông hàng hóa đồng thời mở rộng được thị trường kinh doanh vượt qua biên giới của một nước.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

Như chúng ta đã biết là trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay việc quan hệ ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, dàn xếp và thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm các quốc gia. Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đều coi thương mại quốc tế là trọng tâm trong việc hoạch định các chính sách kinh tế cho dù có những vị trí rất khác hau về các khía cạnh của nó.

Những hiệp định thương mại đa phương là hiệp ước giữa ba hoặc nhiều quốc gia khác nhau giúp hướng tới giảm mức thuế quan và thúc đẩy xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó đây còn là việc giải quyết các vấn đề ngoài kinh tế như chính trị, chiến tranh, tự do thương mại hóa vv.


NỘI DUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

Có thể nói việc tham gia vào thương mại đa phương đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế và chính trị giữa các quốc gia với nhau. Bằng việc ra đời của WTOhiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Thương maijd da phương đã rất phát triển và dựa trên những nền tảng cơ bản như:

1: Thương mại đa phương được đánh giá là công cụ quan trọng giúp thực hiện các lợi ích toàn cầu. Một khi tham gia vào hợp tác đa phương các quốc gia có thể tiếp thu học hỏi và đổi mới công nghệ tiên tiến từ đó mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu để nhằm đạt được nhiều thành quả trong tương lai.

2: Việc hợp tác quan hệ đa phương có thể giúp thúc đẩy đầu tư thương mại và nguồn vốn sẽ được phát triển từ đó mở ra nhiều cơ hội về việc làm trong tương lai hơn.

3: Việc mở rộng hơn nữa mạng lưới thị trường toàn cầu thì sẽ giúp thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng thương mại giữa các nước, khu vực và qui mô toàn cầu.

4: Việc mở rộng hợp tác thương mại đa phương sẽ giúp hỗ trợ và tạo nên một thể chế quốc tế nhằm hỗ trợ tăng trưởng thương mại công bằng hơn.

thương mại đa phương


NHƯỢC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

Một số nhược điểm của thương mại đa phương có thể kể đến như là do là hiệp định bao gồm nhiều quốc gia nên khá phức tạp. Việc thực hiện triển khai còn gặp nhiều khó khăn và mất thời gian trong việc thương lượng. Nhiều quá trình đàm phán kéo dài và không có hồi kết.

Một số cuộc đàm phán không thống nhất được giữa nhiều bên nên sẽ tạo ra những khiếu nại, tranh cãi và phản đối.

Một số quốc gia nhỏ thường chịu thiệt thòi hơn so với các quốc gia lớn hơn do hiệp định đa phương mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công dân quốc gia khổng lồ. Kết quả là các công ty nhỏ thường sẽ không thể cạnh tranh được và tạo ra sự bất lợi mô hình chung.

Trong những năm qua Việt Nam đã đàm phán và kí kết những hiệp định thương mại đa phương khá nhiều. Một trong số đó có thể kể đến như hiệp định CPTPP, EVTFA, FTA cùng các hiệp định song phương khác. Nhờ tận đụng được những cơ hội mang lại nước ta đã gia tăng được hàng xuất khẩu đi các nước khác đồng thời giúp cho các ngành chủ lực của Việt Nam như: may mặc, thủy sản, lâm sản, giầy dép, vv. Việc hàng hóa Việt được thâm nhập vào các thị trường quốc tế giúp gia tăng giá trị sản phẩm và chất lượng được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

xem thêm: Thương mại song phương (Bilateral Trade) là gì?

Theo: admin tổng hợp

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!