Thương mại song phương (Bilateral Trade) là gì?

0
SHARES
136
VIEWS

Để phát triển trong thời đại hội nhập này thì các quốc gia thường có hoạt động trao đổi thương mại với các nước khác. Từ đó hình thành nên thuật ngữ thương mại song phương. Sự tham gia của các chủ thể là hai nước với nhau mang những tính chất đặt biệt. Để tìm hiểu rõ hơn về thương mại song phương và những đặc điểm của chúng thì cùng diendaniso.com đi tìm hiểu trong bài viết này ?

thương mại song phương

KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG

Thương mại song phương có tên tiếng anh là Bilateral Trade hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như thương mại thanh toán bù trừ. Đây là hoạt động giữa hai nước với nhau một cách độc quyền có sự trao đổi thương mại dựa trên các thỏa thuận song phương giữa 2 chính phủ và không có sự tham của đồng tiền cứng để thanh toán.

Về bản chất thì hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư này mang đầy đủ tính chất của thương mại thuần túy nghĩa là có sự trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Các quốc gia, chủ thể của luật Quốc tế là chủ thể đặc biệt tham gia vào hoạt động thương mại.

Một khi hai nước tham gia thương mại song phương sẽ được hưởng lợi nhờ việc giảm hoặc loại bỏ hàng rào về thuế quan cũng như hạn ngạch xuát nhập khẩu. Việc này giúp khuyến khích thương mại và đầu tư giữa hai bên. Việt Nam đã kí các hiệp định thương mại song phương với các Quốc gia, tổ chức Quốc tế như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…


LỢI ÍCH KHI THAM GIA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG

Một khi tham gia vào mối quan hệ song phương giữa các quốc gia sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ việc giao thương kinh doanh với nhau và kích thích sự phát triển của hai quốc gia. Một số lợi ích chính có thể kể ra ở đây là:

  • Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường

Khi tham gia vào thương mại song phương thì hàng hóa của hai quốc gia sẽ được mở rộng phạm vi lưu thông và tiếp cận thị trường hai bên dễ dàng hơn. Các sản phẩm khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn cũng sẽ được tham gia vào quan hệ thương mại đôi bên từ đó tiếp cận được với nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn.

Việc mở rộng thương mại hai bên chính là mục tiêu của hoạt động thương mại song phương hướng đến.

thương mại song phương

  • Quan hệ song phương giúp thương mại công bằng hơn

Đây là một trong những mục tiêu thứ 2 mà thương mại song phương hướng đến. Việc hoạt động kinh doanh được đưa ra những hiệp định và kí kết giữa hai bên. Các cam kết được ghi nhận trong Điều ước quốc tế ngăn chặn các hành vi với mục đích xấu. Giúp ngăn không cho một quốc gia đánh cắp các sản phẩm sáng tạo khác. Hay bán phá giá hàng hóa với chi phí nhỏ hơn hoặc sử dụng các khoản trợ cấp không công bằng.

  • Mở rộng quy mô thương mại toàn cầu

Việc thương mại kinh doanh không chỉ dừng lại ở khu vực kinh tế nhỏ. Các hiệp định thương mại song phương này có sự tham gia của 2 quốc gia cùng các tổ chức quốc tế sẽ khiến quy mô hoạt động mở rộng lớn hơn. Đây cũng chính là một mục tiêu của dân tộc và phát triển kinh tế quốc gia….


ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG

Diendaniso.com xin chia sẻ đến bạn về một số đặc điểm của thương mại song phương:

Thương mại song phương với mục tiêu chính là mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia để giúp tiếp cận thị trường đôi bên thuận lợi hơn từ đó giúp tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động thương mại kinh doanh được tiêu chuẩn hóa trong các khu vực mậu dịch chung và có đưa ra những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại theo hướng có lợi cho đôi bên và hài hòa với mục tiêu thương mại quốc tế.

Thương mại đôi bên giúp hạn chế được việc chảy máu chất xám, đánh cắp công nghệ sáng tạo, bản quyền và bán phá giá.vv.

Các hiệp định thương mại song phương đều tiêu chuẩn hóa các qui định, tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường.


ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG

Một số ưu điểm của thương mại song phương so với thương mại đa phương và thương mại thuần túy khác.

  • Nếu so sánh với thương mại đa phương bao gồm nhiều bên thì các hiệp định thương mại song phương dễ dàng được đàm phán và đưa ra quyết định nhanh hơn vì có 2 quốc gia thỏa thuận với nhau.
  • Hiệp định thương mại song phương được khởi xướng cũng như gặt hái được những lợi ích nhanh hơn các hiệp định đa phương.
  • Trong nhiều trường hợp với những rắc rối và các đàm phán đa phương không thành thì nhiều quốc gia sẽ thay thế bằng các cuộc đàm phán song phương.
  • Thương mại song phương giúp mở rộng hơn thị trường hàng hóa của một quốc gia.

Bilateral Trade

Nhược điểm của thương mại song phương

Một số nhược điểm có thể được kể đến như sau:

  • Một số trường hợp việc thỏa thuận song phương sẽ khiến các thỏa thuận cạnh tranh giữa các quốc gia khác và làm ảnh hưởng lợi ích của hiệp định thương mại tự do FTA đã trao đổi trước đó giữa 2 quốc gia.
  • Ngoài ra thương mại song phương có thể làm lệch đi thị trường của một quốc gia khi các tập đoàn đa quốc gia lớn và có vốn cùng nguồn lực lớn muốn mở rộng hơn nữa qui mô của mình. Do đó, sau này các công ty nhỏ hơn phải đóng cửa vì bị cạnh tranh đánh bại.

Có thể nói việc kí kết các thỏa thuận thương mại song phương là một xu thế của thế giới giúp việc giao thương buôn bán phát triển kinh tế được mở rộng hơn nữa. Một khi tham gia vào các thương mại song phương thì các quốc gia cần tận dụng được những ưu đãi và cơ hội để có hướng phát triển đồng thời cần chuẩn bị những yếu tố để đối mặt với những thách thức khi hàng hóa tiếp cận thị trường mới bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng.

Admin tổng hợp

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!