Sự khác biệt giữa chứng nhận RCS và chứng nhận GRS là gì?

0
SHARES
546
VIEWS

Hiện nay việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế tại các Doanh Nghiệp sản xuất diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt là các Doanh Nghiệp nằm trong lĩnh vực sản xuất thuộc một trong các ngành như may mặc, da giày, gỗ, đồ nhựa và điện tử vv. Nếu họ muốn xuất hàng hóa đi nước ngoài thì ngoài sản phẩm chất lượng ra thì còn cần áp dụng các tiêu chuẩn về tái chế toàn cầu do khách hàng yêu cầu. Hai tiêu chuẩn hiện đang áp dụng rộng rãi chính là GRS và RCS. Sự khác nhau của hai tiêu chuẩn này là gì ? Doanh Nghiệp nên chọn áp dụng tiêu chuẩn nào ? Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu.

chứng nhận grs và rcs khác nhau cái gì

Trước khi so sánh sự khác nhau ta cùng tìm hiểu qua về hai loại chứng nhận này.

GRS – Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu

GRS (Global Recycle Standard) là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội và môi trường và hạn chế về hóa chất.

GRS được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các công ty muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm (cả thành phẩm và bán thành phẩm) cũng như để xác minh các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất.

RCS – Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế

RCS (Recycled Claim Standard – Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế) được sử dụng như là một tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm để theo dõi nguyên liệu thô tái chế thông qua chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn đã được phát triển thông qua các công việc được thực hiện bởi Nhóm Công tác Truy xuất nguồn gốc Nguyên liệu, một phần của Nhóm Công tác Tính bền vững của OIA. RCS sử dụng các yêu cầu chuỗi hành trình sản phẩm trong Tiêu chuẩn Tuyên bố Thành phần.

Những điểm khác biệt nổi bật giữa hai tiêu chuẩn RCS và GRS

  • Tiêu chuẩn GRS có thể nói là phiên bản nâng cao của RCS: Các sản phẩm RCS có thể sử dụng nguyên liệu thô được chứng nhận GRS, nhưng các sản phẩm GRS không thể sử dụng nguyên liệu RCS.
  • Tiêu chuẩn GRS phù hợp và thường được áp dụng với các sản phẩm có hàm lượng nguyên liệu tái chế 20% -100%.
  • Do là phiên bản nâng cao nên tiêu chuẩn GRS có bổ sung thêm các yêu cầu trách nhiệm về môi trường và xã hội dựa trên các yêu cầu RCS.
  • Các nhãn hiệu chứng nhận là khác nhau.
  • Khi áp dụng GRS thì Doanh Nghiệp được yêu cầu đối với các hóa chất được sử dụng trong quy trình, trong khi RCS thì không.

Tựu chung lại: sự khác biệt chính giữa hai là

  • Nội dung tái chế khác nhau: Nội dung tái chế của chứng nhận GRS cần hơn 20%; và RCS chỉ cần 5% trở lên.
  • Đánh giá trách nhiệm môi trường và xã hội: GRS yêu cầu đánh giá trách nhiệm môi trường và xã hội; RCS không yêu cầu đánh giá trách nhiệm môi trường và xã hội.
  • Cho dù các nhà máy hoặc doanh nghiệp làm chứng nhận GRS hoặc chứng nhận RCS theo lựa chọn của họ, điều đó phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và điều kiện của chính sản phẩm đó.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!