Quản lý Chất lượng là gì ? Những nguyên tắc của quản lý chất lượng

0
SHARES
84
VIEWS

Vấn đề chất lượng và đảm bào chất lượng là yếu tố then chốt nhằm duy trì và phát triển trong các doanh nghiệp hiện nay. Về cơ bản yếu tố chất lượng không tự sinh ra mà chính là kết quả của các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về quản lý chất lượng và những Các nguyên tắc của quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp hiện nay.

quản lý chất lượng


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ ?

Quản lý chất lượng không phải là kết quả hoặc một đích đến mà chính là quá trình cải tiến chất lượng cho sản phẩm giúp đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và đối tác. Qúa trình quản lý chất lượng bao gồm hàng loạt các yếu tố kiểm soát cải tiến chất lượng có liên quan chặt chẽ với nhau. Để đạt được chất lượng mong muốn thì cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố về chất lượng này.

Hiện nay việc quản lý chất lượng được áp dụng trong hầu hết mọi ngành công nghiệp không chỉ có sản xuất. Việc quản lý chất lượng đã trở thành nguyên tắc cốt lõi để phát triển doanh nghiệp bền vững hơn. Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng.


VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT

Có thể nói trong mỗi doanh nghiệp việc đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm tốt sẽ không chỉ giúp thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp mà còn giúp mang đến những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và khách hàng của bạn. Một số lợi ích mà quản lý chất lượng mang đến cho doanh nghiệp của bạn.

  • Xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
  • Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
  • Giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp về trách nhiệm pháp lý.
  • Giúp gia tăng sự trung thành của khách hàng và đối tác
  • Mở rộng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Duy trì và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Qúa trình quản lý chất lượng khi thực hiện áp dụng cũng cần có những nguyên tắc cốt lõi để triển khai. Một trong số đó sẽ là nguyên tắc cốt lõi không thể thiếu được. Chúng tôi xin liệt kê ra cho bạn những nguyên tắc đó bên dưới đây:

quản lý chất lượng

Nguyên tắc 1. Định hướng bởi khách hàng

Theo nguyên tắc số một chính là hướng vào khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm để phát triển doanh nghiệp. Cần hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng của bạn để đáp ứng đúng yêu cầu của họ một cách tốt nhất.

Nguyên tắc 2. Đề cao sự lãnh đạo

 

Việc đề cao sự lãnh đạo và ảnh hưởng của định hướng ban lãnh đạo nhằm thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa đường lối và hướng đi của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo cần tạo ra được sự duy trì một môi trường nội bộ trong doanh nghiệp nhằm giúp mọi người đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3. Khích lệ sự tham gia của mọi thành viên

Việc phát triển doanh nghiệp đi lên cần phải nhờ vào nguồn lực quan trọng là nhân lực. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt được tham gia bằng sự giúp sức của những thành viên có hiểu biết và kinh nghiệm có ích cho doanh nghiệp của bạn.

Nguyên tắc 4. Quan điểm quá trình

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

Nguyên tắc 5: Tính hệ thống

Tính hệ thống và nhất quán về quản lý hệ thống cho các quá trình có liên quan lẫn nhau với những mục tiêu đề ra cho quá trình quản lý chất lượng.

Nguyên tắc 6. Cải tiên liên tục

Đây là một nguyên tắc được tiếp cận mới và tạo nên sự bứt phá cho doanh nghiệp của bạn. Không chỉ duy trì chất lượng cũ mà cần luôn luôn cải tiến liên tục các hệ thống chất lượng của mình. Nguyên tắc này nếu được áp dụng đúng sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

quản lý chất lượng

Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên bằng chứng

Có thể nói việc đưa ra những quyết định đúng đắn cần phải dựa trên những bằng chứng của những vấn đề được thực hiện sau khi phân tích nguyên nhân cốt lõi và đưa ra kết luận. Việc này sẽ quyết định sự thành công sau này cho quá trình quản lý chất lượng cho doanh nghiệp.


CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về những bước thực hiện xây dựng chiến lược quản lý chất lượng một cách hiệu quả nhất.

  • Xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm và cả quy trình sản xuất.
  • Lựa chọn phương pháp quản lý chất lượng phù hợp với sản phẩm và lĩnh vực
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên về hệ thống quản lý chất lượng.
  • Xây dựng quy trình báo cao, kiểm soát thông tin và giải quyết vấn đề bài bản.
  • Quản lý rủi ro quá trình quản lý chất lượng phù hợp.
  • Sau khi quá trình quản lý chất lượng được đi vào vận hành và duy trì thì cuối cùng cần cải tiến chu trình
  • một cách liên tục để giúp quá trình cải tiến được hiệu quả hơn

ƯU ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MỚI

Thông thường quan niệm kiểm soát chất lượng sẽ chỉ ra là bước cuối cùng của quá trình sản xuất. Lúc này những lỗi thường sẽ được phát hiện ngay sau khi sản phẩm được hoàn thiện. Tuy nhiên việc này chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm soát chất lượng mới sẽ thường được thực hiện với việc trong và sau khi quá trình sản xuất xảy ra.

  • Giám sát quy trình sản xuất để hạn chế tối đa các sơ xuất có thể xảy ra.
  • Kiểm soát sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất. Khi phát sinh vấn đề sẽ kịp thời sửa chữa và điều chỉnh.

Khi kết hợp quản lý chất lượng ở cuối quy trình sản xuất với việc giám sát từng công đoạn, doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn, tối ưu hóa thời gian và chi phí.

Quản lý chất lượng toàn diện


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐIỂN HÌNH

Qúa trình quản lý chất lượng từ xưa đến nay đã áp dụng vào nhiều phương pháp quản lý chất lượng nhằm hỗ trợ, cải tiến quy trình sản xuất giúp quá trình đảm bảo chất lượng được thực hiện một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Kiểm tra

 

Phương pháp được nhiều nhà quản lý chất lượng áp dụng từ xưa đến nay chính là kiểm tra chất lượng. Đây là một việc làm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui định của tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Việc kiểm tra sẽ giúp loại bỏ đi những sản phẩm kém chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn hay quy chuẩn kỹ thuật.

 

Kiểm soát

 

Việc kiểm soát chất lượng (Quality Control) chỉ việc hiểu hết mọi yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo ra sản phẩm cần được kiểm soát nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật.

(Quality Control)

Quản lý chất lượng toàn diện

Sự góp mặt của nhiều kỹ thuật quản lý mới sẽ giúp góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng cũng góp phần vào việc hình thành cơ sở lý thuyết Quản lý chất lượng toàn diện (TQM).

TQM được định nghĩa là Một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thảo mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội.

Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!