Giám đốc kinh doanh là gì ? Vai trò của họ trong doanh nghiệp

0
SHARES
35
VIEWS

Trong doanh nghiệp bên cạnh người đứng đầu doanh nghiệp là giám đốc điều hành có vai trò lãnh đạo đứng đầu thì giám đốc kinh doanh chính là người giữ vị trí quan trọng mang tính chất sống còn và phát triển cho doanh nghiệp. Vị trí nóng này có chức vụ mang lại nguồn doanh thu cho cả sông ty và là chức vụ không thể nào thiếu đi được. Trong bài viết này diendaniso.com xin chia sẻ cho bạn giám đốc kinh doanh là gì và nhiệm vụ của một giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp như thế nào.


giám đốc kinh doanh là gì

GIÁM ĐỐC KINH DOANH LÀ GÌ ?

Trong thời kì hội nhập hiện nay khi nền kinh tế càng phát triển thì việc giao thương buôn bán sẽ càng gia tăng. Chính vì thế những vị trí cấp cao quản lý kinh doanh trở nên ngày càng quan trọng. Cụm từ giám đốc kinh doanh đã trở nên hết sức quen thuộc trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại.

Theo định nghĩa thì giám đốc kinh doanh Chief Customer Officer – CCO chính là chức danh cấp cao trong doanh nghiệp chỉ đứng sau giám đốc điều hành CEO. Trong khi vị trí CEO sẽ điều hành mọi hoạt động chung của doanh nghiệp và định hướng kế hoạch chiến lược thì vị giám đốc kinh doanh sẽ là người điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và làm việc với khách hàng và nhà cung cấp. Vị trí này ngày càng quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp về lâu dài.


VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Có thể nói giám đốc kinh doanh là một vị trí ghế nóng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của một vị giám đốc kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp đến việc gia tăng hay giảm doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì thế vai trò của giám đốc chính là có những chiến lược và phương pháp hiệu quả để gia tăng sức mạnh của đội ngũ kinh doanh bên dưới nhằm đạt được mục tiêu doanh số tổng của doanh nghiệp mình.

GIÁM ĐỐC KINH DOANH LÀ GÌ

Là một vị Giám đốc phụ trách kinh doanh bạn sẽ là người giữa quan hệ mật thiết với khách hàng và đối tác của mình. Để đưa ra những chính sách hợp lý từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và xây dựng được đội ngũ khách hàng thân thiết đông đảo.

Vai trò của CCO giống như các chính trị gia

Đây là một trò khá quan trọng. Bản thân với cương vị cao cấp sẽ chính là người có sức thu hút khách hàng tiềm năng của mình chọn lựa các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Từ đó nhờ khả năng truyền miệng từ khách hàng sẽ giúp tạo thành một nhóm nhỏ các cộng đồng sử dụng sản phẩm của mình. Chính điều này sẽ đẩy thương hiệu của mình lên cao và vững chắc hơn.

Vai trò CCO còn là cố vấn cho ban điều hành

Nhờ có những hiểu biết về khách hàng và thị trường sâu sắc mà giám đốc kinh doanh sẽ có thể là người tác động đến ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh cho ban giám đốc. Đây là vai trò quan trọng mà giám đốc phụ trách kinh doanh không thể thiếu

CCO có vai trò như một nhà tiếp thị tài năng

Nhà tiếp thị tài năng sẽ có khả năng thuyết phục khách hàng của họ nhờ những câu chuyện hấp dẫn chứa đựng thông tin nhằm chạm tới cảm xúc của khách hàng. Một người tiếp thị sẽ nắm bắt được tâm lý khách hàng cũng như xu thế thị trường để có chiến lược phát triển dịch vụ cho phù hợp nhất.

Giám đốc kinh doanh


CÔNG VIỆC CỦA GIÁM ĐỐC KINH DOANH LÀ GÌ

Mảng kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều công việc đi kèm. Ở vị trí là một vị giám đốc bạn cần phải đảm nhiệm rất nhiều công việc liên quan đến kiểm tra đánh giá giám sát công việc của cả phòng kinh doanh. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về những đầu mục công việc của giám đốc phụ trách kinh doanh cần làm.

  • Trực tiếp giám sát quản lý điều hành công việc của cả phòng kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh và doanh số của doanh nghiệp báo cáo trực tiếp lên ban giám đốc.
    Lên kế hoạch chi tiết về việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp từng tháng, năm cùng mục tiêu đi kèm
  • Xem xét và phê duyệt các đề án kinh doạnh trong doanh nghiệp và trình lên trên ban lãnh đạo.
  • Theo dõi kiểm soát công việc của từng bộ phận, nhóm nhỏ trong phòng kinh doanh và chi nhánh nếu có về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phản hồi kịp thời những thay đổi trong nhu cầu và khiếu nại khách hàng nếu có.
  • Thống kê kết quả kinh doanh và đánh giá hiệu quả kinh doanh định kì so với mục tiêu đề ra trước đó.
  • Thu thập thông tin thị trường. Từ phía nhà cung cấp, đối thủ và phân tích để cung cấp những giải pháp cải tiến hiệu quả cho cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

giám đốc kinh doanh

MỨC LƯƠNG CỦA GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Vì là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp nên mức thu nhập của giám đốc kinh doanh luôn luôn ở mức cao nhất là trong các doanh nghiệp lớn. Theo thống kê thì mức lương nghề nghiệp này sẽ giao động từ 35.000.000 đến 112.000.000 đồng / tháng. Ngoài ra còn đi kèm với các khoản phúc lợi khác đi kèm thưởng doanh số nếu như công ty kinh doanh tốt. Đây được coi là vị trí mà nhiều nhà kinh doanh mong muốn đạt được khi có nhiều kinh nghiệm đi kèm


Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các công việc của giám đốc kinh doanh và vai trò của họ trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nếu là một nhân viên kinh doanh và có những khao khát trở thành một giám đốc phụ trách kinh doanh trong tương lai thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi:

>>> Những tố chất và kĩ năng cần có của một giám đốc kinh doanh

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!