P&L là gì ? Các thành phần của P&L trong hoạt động kinh doanh

0
SHARES
146
VIEWS

Trong hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp đều sẽ quan tâm đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh được thể hiện trên con số trên báo cáo. Chính vì thế việc nắm bắt chính xác được báo cáo tài chính là bước cực kì quan trọng và từ đó thuật ngữ P&L ra đời chỉ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Cùng Diendaniso.com đi tìm hiểu về P&L là gì và các thành phần của P&L.

P&L là gì


P&L LÀ GÌ? HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?

Trong việc đo lường hiệu quả thông thường họ sẽ dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là một bản báo cáo tài chính tổng hợp có phản ánh một cách tổng quát tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo một chu kì. Hiểu một cách đơn giản thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính là một bảng kết quả thể hiện khả năng sinh lời và lỗ của doanh nghiệp.

Cụm từ P&L được viết tắt bởi cụm từ Profit and Loss để chỉ vấn đề lãi lỗ của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Đây là một báo cáo tài chính quan trọng về tình trạng lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời kì. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.

Số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kì và chỉ ra rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay bị lỗ, đồng thời thông qua đó nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh của doanh nghiệp

P&L là gì


THÔNG TIN CẦN NHỚ VỀ P&L

Thông qua số liệu thể hiện ở P&L bạn sẽ có thể nắm được thông tin một cách tổng quát nhất kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung thông thường sẽ như sau:

Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó các khoản giảm trừ doanh thu thường sẽ bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu được tính trong giá bán.

Giá vốn hàng bán: Đây là tổng chi phí của hàng hóa sản xuất được tiêu thụ trong kì.

Do mỗi doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn khác nhau nên Chỉ tiêu lợi nhuận thường được xác định như sau:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn bán hàng – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lí doanh nghiêp.

Hoặc EBIT = Doanh thu thuần – Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh = EBIT – Lãi vay vốn phải trả trong kì.
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 – thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)

VAI TRÒ CỦA P&L TRONG DOANH NGHIỆP

Có thể nói P&L nắm giữ một vai trò cực kì quan trọng đối với một doanh nghiệp. Chúng đánh giá đúng tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý nhằm đưa ra những kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai. Nhờ có P&L mà doanh nghiệp khác có thể nắm rõ được sức khỏe của doanh nghiệp bạn và quyết định có nên hợp tác cùng hay không.

P&L là gì

P&L giúp cho doanh nghiệp lập bảng báo cáo lỗ lãi cho công ty

Nhờ có chỉ số P&L mang lại giúp nhân viên lập được bảng báo cáo lỗ lãi. Đây là một việc làm cần thiết trong hoạt động quản lý kinh doanh cũng như xây dựng chiến lược theo dõi nguồn tiền của doanh nghiệp

Đưa ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Nhờ việc nắm được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được hiệu quả mang lại. Sau đó những đánh giá này người lãnh đạo có thể tìm ra được hướng đi và kế hoạch phát triển mới của mình.


NHỮNG LƯU Ý KHI LẬP BÁO CÁO P&L

Để có thể lập được một báo cáo P&L thể hiện đúng tình hình hiệu quả kinh doanh nên bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

Nguyên tắc lập báo cáo P&L

Việc kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phản ánh rõ ràng về tỷ lệ lãi và lỗ trong hoạt động của doanh nghiệp. Những con số và tiêu chí trong báo cáo này đều đưa ra một phép tính cuối cùng là:

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Một nguyên tắc tối quan trọng mà mọi người cần phải ghi nhớ chính là cần thể hiện rõ được các khoản doanh thu, phân chia phải thật sự cẩn thận không được mắc sai lầm. Chúng ta cùng phân loại các khoản doanh thu vào những loại như sau:

  • DT của hoạt động kinh doanh;
  • DT tài chính;
  • DT dịch vụ;
  • DT có được từ những nguồn thu khác;

Chú ý phần lợi nhuận doanh nghiệp có được chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thật cần thiết để có thể thu về được khoản lợi đó

P&L là gì


Kết luận

Hy vọng thông qua được những thông tin trên đây bạn sẽ có thể hiểu được hơn về P&L là gì? Các thành phần quan trọng của một P&L trong hoạt động báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đón đọc nhiều hơn nữa những bài viết thú vị sa ép tới của chúng tôi

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!