Nợ phải trả là gì? Các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp

0
SHARES
29
VIEWS

Trong hoạt động kinh doanh tại Doanh Nghiệp thì khoản nợ phải trả là nội dung khá quan trọng. Chúng được thể hiện trên bảng cân đối kế toán thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với các chủ nợ. Việc quản lý tốt các khoản nợ phải trả đó giúp doanh nghiệp hoạt động tốt và giảm thiểu tối đa rủi ro về tài chính. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về nợ phải trả? Doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả nào? Làm sao để tính nợ phải trả của doanh nghiệp?

nợ phải trả là gì

NỢ PHẢI TRẢ LÀ GÌ?

Trong doanh nghiệp nợ phải trả là một khoản tài chính quan trọng đặc biệt. Nợ phải trả tiếng Anh là Account Payable hay Liabilities chỉ số tiền nợ của doanh nghiệp với các cá nhân, công ty khác để có nguồn tài chính hoạt động trong một thời kì. Hiểu một cách đơn giản thì nợ phải trả chính là nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với các chủ nợ của mình phát sinh từ sự kiện giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ PHẢI TRẢ

Nợ phải trả trong doanh nghiệp sẽ thường chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như sau:

Quy mô nợ: Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ cần chi phí tài chính khác nhau. Việc này cần thiết có các khoản nợ sẽ nhiều hay ít tùy theo từng doanh nghiệp khác nhau. Quy mô của nợ phải trả thể hiện tổng tài sản mà doanh nghiệp nợ các bên đối tác.

nợ phải trả là gì

Nói đi cũng nói ngược lại thì tiền lực tài chính của doanh nghiệp cũng quyết định đến quy mô của nợ phải trả. Thời hạn thanh toán nợ: Đây là một khoảng thời gian kể từ khi tổ chức ký hóa đơn mua chịu cho đến khi hóa đơn này được thanh toán. Đây chính là một giới hạn về khoảng thời gian để các doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ phải trả.

Thời hạn thanh toán là yếu tố quan trọng nên doanh nghiệp đi vậy cần xác định một thời hạn trả nợ có lợi cho mình nhất và tránh cái rủi ro thường gặp phải trong quá trình trả nợ và nhất là đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp
Chính sách giá cả hàng hóa và dịch vụ: yếu tố thứ 3 này thường thỏa thuận giữa bên mua với bên bán. Với những chính sách ưu đãi có thể giúp cho doanh nghiệp giải quyết được nhanh các khoản nợ phải trả và ngược lại.


PHÂN LOẠI CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

Về việc phân loại các khoản nợ phải trả thì bên trong bảng cân đối kế toán thì các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được phân chia thành một số loại như sau:

Nợ phải trả ngắn hạn: Đây là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần có nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng dưới 1 năm tài chính kể từ khi phát sinh đến khi kết thúc kỳ kế toán năm.

Nhóm nợ ngắn hạn này thường được dùng để trả cho các khoản vay nợ để mua nguyên vật liệu, thanh toán lương cho nhân viên vv. Đây là khoản nợ cần được giám sát kĩ để tránh bị vỡ nợ.

nợ phải trả ngắn hạn

Nợ phải trả dài hạn: Khoản nợ phải trả dài hạn bao gồm các khoản nợ thanh toán sau 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Những khoản nợ này thường bao gồm khoản vay cho thuê tài sản, các loại trái phiếu phát hành vv. Đối với các khoản nợ dài hạn này thì tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc những phương án vay vốn cũng như huy động vốn để nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.

Ngoài phân loại theo thời hạn thanh toán, nợ phải trả của doanh nghiệp còn có thể được phân loại theo các tiêu chí khác như:

  • Theo bản chất nợ: Nợ phải trả tài chính, nợ phải trả thương mại, nợ phải trả thuế và các khoản khác.
  • Theo đối tượng nợ: Nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả cho người lao động, nợ phải trả ngân hàng, nợ phải trả nhà nước,…
  • Theo nguồn gốc nợ: Nợ phải trả phát sinh từ hoạt động kinh doanh, nợ phải trả phát sinh từ hoạt động đầu tư,…

CÁCH QUẢN LÝ NỢ PHẢI TRẢ HIỆU QUẢ NHẤT

Có thể thấy nợ phải trả là một yếu tố cần doanh nghiệp quan tâm và có những biện pháp quản lý hiệu quả nhằm tránh những rủi ro không đáng có. Doanh Nghiệp có thể gặp rắc rối nếu như không biết quản lý chúng thường gặp một số vấn đề như sau:

  • Các khoản vay nợ quá nhiều dẫn đến cơ cấu nợ vay/ vốn chủ sở hữu quá lớn vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp.
  • Các khoản nợ phải trả từ ngắn hạn đến dài hạn nếu như không được theo dõi sẽ khiến tình trạng không đủ dòng tiền dự trữ dẫn đến trả nợ muộn. Điều này có thể khiến cho các doanh nghiệp gặp phải các khoản phạt hợp đồng không nhỏ.
  • Thanh toán sai, hạch toán nhầm cho các nhà cung cấp…
  • Như vậy, quản lý nợ phải tập trung vào hai nguyên tắc chính: Thanh toán đủ; Thanh toán đúng khoản và thanh toán đúng hạn.

Một số lời khuyên để doanh nghiệp quản lý công nợ hiệu quả

Các nhà doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch theo dõi một cách chi tiết các khoản nợ một cách chi tiết và cụ thể. Chúng thường bao gồm có các khoản mục, đơn hàng và hợp đồng đi vay vv

Cần theo dõi kĩ càng chi tiết giá trị nợ và thời hạn trả nợ cho từng khoản nợ cụ thể. Đây là công việc của kế toán viên. Họ cần định kì thống kê, tổng hợp lại các khoản nợ nào sắp đến hạn thanh toán để kịp thời chuẩn bị khoản tài chính dự trữ phù hợp.

nợ phải trả là gì

Cuối kì kế toán cần phải đối chiếu lại công nợ của nhà cung cấp, khách hàng nhằm đảm bảo số liệu một cách chính xác. Nếu có sự chênh lệch số liệu thì kế toán có thể sớm phát hiện và điều chỉnh.

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch mua hàng, đàm phán các điều kiện thanh toán có lợi để đảm bảo tỷ lệ nợ là tối ưu.

Quản lý công nợ phải trả theo từng hóa đơn, nhà cung cấp, nhóm nhà cung cấp, từng nhân viên mua hàng, theo từng công trình, theo hợp đồng

Quản lý tập trung các hợp đồng tín dụng, khế ước vay theo từng đối tượng vay: Số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, kỳ hạn thanh toán, thời gian đáo hạn, số dư nợ gốc còn phải trả…


CÁCH TÍNH TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

Để tính được các khoản nợ phải trả chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số cách như sau:

Dựa vào bảng cân đối kế toán bạn sẽ xem được số liệu nợ phải trả. Khi check bảng cân đối kế toán thì bạn sẽ thấy được bảng được chia thành 2 phần bằng nhau là tài sản và nguồn vốn.

Trong đó, nguồn vốn lại bao gồm: vốn chủ sỡ hữu (là phần thực có của doanh nghiệp) và nợ phải trả (là phần vốn mà doanh nghiệp đi vay).

Vì vậy ta có phương trình:

Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Như vậy nợ phải trả được tính bằng công thức:

Nợ phải trả = Tài sản – Vốn chủ sở hữu

Bạn có thể tính được khoản nợ phải trả trung bình trong kỳ của doanh nghiệp theo cách như sau:

Khoản phải trả trung bình trong kỳ = Khoản phải trả vào đầu kỳ – Khoản phải trả vào cuối kì/2

nợ phải trả là gì


NỢ PHẢI TRẢ THÔNG THƯỜNG GỒM NHỮNG KHOẢN MỤC NÀO ?

Theo định khoản kế toán thì nợ phải trả bao gồm những khoản chi như sau:

  • Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
  • Các khoản phải trả nội bộ
  • Khoản tiền phải trả người bán, người nhận thầu, người cung cấp
  • Các khoản vay và nợ thuê tài chính
  • Tiền lương, thưởng, phụ cấp phải trả cho người lao động
  • Trái phiếu phát hành, các khoản nhận ký quỹ, ký cược
  • Các quỹ gồm: Quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Quỹ bình ổn giá;
  • Các khoản phải trả, phải nộp khác như: các khoản trích theo lương; doanh thu chưa thực hiện, tài sản thừa chờ giải quyết,…chi phí sản xuất vvv
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
  • Dự phòng phải trả
  • Chi phí phải trả bao gồm các khoản phải trả cho hàng, dịch vụ đã nhận được từ người bán nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có đầy đủ hồ sơ kế toán

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NỢ PHẢI TRẢ

  • Sự biến động về nợ phải trả có ý nghĩa gì ?

Như trên đã phân tích khá kĩ thì nợ phải trả tăng giảm sẽ cho thấy hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hay không. Nếu nợ phải trả tăng cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nhiều vốn vay hơn.

Khoản nợ này đến từ nhóm nợ phải trả ngắn hạn tăng lên cần doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ để đảm bảo khả năng trả nợ tránh mất cân đối tài chính.

Còn nếu tổng nợ tăng do tăng nợ dài hạn, có thể doanh nghiệp chỉ đang huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

nợ phải trả là gì

Ngược lại, nợ phải trả giảm báo hiệu tình hình tài chính an toàn, khởi sắc hơn. Một mặt khác có thể thấy doanh nghiệp chưa biết tận dụng tốt được các khoản vay để gia tăng nguồn lực cho công ty hoạt động.

Một chú ý bạn cần phải nêu ra có thể thấy được khi phân tích nợ phải trả muốn chính xác cân kết hợp nhiều chỉ số khác như hệ số nợ, tỷ suất thanh khoản, tỷ suất quay vòng vốn vv.

  • Những nhược điểm của nợ phải trả ?

Khi nói đến cụm từ nợ thì nhiều người coi đó là những khoản tiền đáng lo. Đây chính là con dai hai lưỡi của doanh nghiệp khi sử dụng vốn đi vay. Để có đủ nguồn vốn kinh doanh thì doanh nghiệp cần thiết phải huy động nợ ở bên ngoài. Đây chính là một trong những phương pháp và là đòn bẩy tài chính để mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng cơ cấu nợ quá lớn, không thể đảm bảo đủ khả năng trả nợ, phải chấp nhận bán tài sản trả nợ hoặc xấu nhất là lâm vào tình trạng phá sản.

  • Công nợ phải trả là gì?

Công nợ phải trả theo định nghĩa kế toán thì đó là những khoản phát sinh khi bạn đi mua hàng từ một công ty hay một đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau. Công nợ phải trả chính là bao gồm các khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, các loại nguyên vật liệu và hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, doanh nghiệp chưa tiến hành thanh toán tiền.

  • Quản lý công nợ phải trả là gì?

Quản lý công nợ phải trả chính là việc doanh nghiệp quản lý các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp khi tiến hành mua hàng hóa vật tư công cụ nguyên liệu, vvv Nếu không quản lý được những khoản phải trả này, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rắc rối về khả năng quay vòng vốn, uy tín doanh nghiệp, thậm chí cả luật pháp.

>>> Chi phí lãi vay là gì? Công thức và cách tính chi phí lãi vay

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!