Chi phí sản xuất là gì? Phân loại chi phí sản xuất

0
SHARES
33
VIEWS

Trong các doanh nghiệp sản xuất thì nguồn vốn phục vụ sản xuất đóng vai trò quan trọng. Chi phí sản xuất hầu như chiếm phần lớn nguồn vốn để giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất được ổn định hơn. Việc nghiên cứu chi phí sản xuất sẽ góp phần vào hoạt động kế toán và tổ chức hạch toán kinh tế, phát huy vai trò tổng thể của quản lý sản xuất. Chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất có những loại nào? Hôm nay diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết này.

chi phí sản xuất


CHI PHÍ SẢN XUẤT LÀ GÌ ?

Chi phí sản xuất – production cost  là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra mua tất cả các yếu tố đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cuối cùng. Chúng bao gồm toàn bộ hao phí về lao động chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp sử dụng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm phải chi trả các khoản như tiền thưởng, tiền lương, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

Có thể nói trong nền kinh tế hiện đại ngày nay thì chi phí sản xuất đóng một yếu tố vô cùng quan trọng. Chúng có ảnh hưởng đến việc xác định ra giá thành của sản phẩm. Xác định chi phí sản xuất rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm chính xác, giúp doanh nghiệp dễ tạo ra lợi nhuận hơn.

chi phí sản xuất


ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT

  • Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại như chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí lao động, chi phí máy móc vv.
  • Sự thay đổi của chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Việc xác định chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được chính xác giá thành cuối cùng của sản phẩm.
  • Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận cần tối ưu hóa chi phí.

Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT

Nguồn chi phí sản xuất có một ý nghĩa to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng có đóng góp lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung. Với những sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý sẽ là một kết quả của công tác quản lý sản xuất hiệu quả nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng.

  • Đối với doanh nghiệp: Nhờ việc quản lý chi phí sản xuất mà các nhà quản lý có thể điều độ sản xuất tốt hơn thông qua chi phí. Họ có thể đưa ra những biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm tiết kiệm chi phí sản xuất.
  • Đối với quốc gia: Các cơ quan kinh tế nhà nước có một cái nhìn tổng thể và khách quan về sự phát triển của nền kinh tế đất nước bằng việc quan sát, đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Dựa vào đó, các cơ quan kinh tế, Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

chi phí sản xuất


CÁC LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

Việc phân chia chi phí sản xuất thường dựa vào nhiều bộ tiêu chí khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về các cách phân chia thường gặp tại các doanh nghiệp hiện nay:

Phân loại theo tính chất kinh tế:

Theo tính chất kinh tế thì doanh nghiệp dựa vào kết cấu của từng loại chi phí cần phải bỏ ra trong một thời gian dài. Các loại chi phí này sẽ thường bao gồm:

  • Các chi phí cho nhân công
  • Chi phí mua nguyên vật liệu
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí mua dịch vụ bên ngoài

Phân loại theo công dụng và mục đích chi phí

Nếu bạn có thể phân loại chi phí theo công dụng và mục đích thì chi phí sản xuất đó sẽ bao gồm có:

  • Các khoản chi phí thuê và trả lương nhân công
  • Chi phí dịch vụ bên ngoài
  • Chi phí dùng cho nguyên vật liệu

Với việc phân loại chi phí theo cách này thì doanh nghiệp có thể biết được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm. Đây cũng là một trong những cơ sở cho việc hoạch định năng lực sản xuất cũng như dùng để lập kế hoạch giá thành trong kì sản xuất sau.

chi phí sản xuất

Phân loại theo quy trình sản xuất, chế tạo

Với cách phân loại này thì chi phí được phân chia ra làm 2 loại như sau:

  • Chi phí cơ bản
  • Chi phí chung

Việc phân loại ra hai loại chi phí này có thể giúp cho các doanh nghiên xác định được các phương hướng chính xác cũng như đưa ra những giải pháp cải tiến tiết kiệm chi phí cho từng loại.

Phân loại theo quy trình sản xuất và chế tạo thì gồm hai loại là chi phí cơ bản và chung

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng gồm 2 loại:

  • Chi phí trực tiếp;
  • Chi phí gián tiếp.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có chính sách phân chia chi phí hợp lý cho các đối tượng thông qua xác định phương pháp kế toán tập hợp.


CÁC BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT

Như đặc điểm của chi phí sản xuất chúng tôi chia sẻ ở trên thì nếu muốn tác động đến giá thành sản phẩm thì cần tác động tối ưu chi phí sản xuất. Liệu bạn có thể giảm chi phí sản xuất xuống một cách hiệu quả mà vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn các biện pháp giảm chi phí sản xuất để bạn tham khảo bên dưới đây.

  • Đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại

Việc đầu tư vào máy móc và công nghệ hiện đại tiên tiến hơn sẽ giúp cắt giảm chi phí sản xuất về dài hạn. Mới đầu việc đầu tư máy móc có thể tốn kém ở thời điểm đầu tuy nhiên khi có một dây chuyền sản xuất hiện đại hiệu quả sẽ giúp tạo ra sản phẩm chất lượng hơn, sản xuất nhanh hơn và giảm chi phí một cách bền vững.

  • Tuyển chọn, đào tạo lao động có chuyên môn cao

Vấn đề con người luôn luôn là mấu chốt của mọi sự phát triển. Để giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao nhằm tối ưu hóa năng suất, tăng hiệu quả công việc và mang lại giá trị kinh tế.

  • Cải tiến quy trình sản xuất

Việc cải tiến các quy trình sản xuất sẽ luôn luôn giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa và giảm thiểu tối đa các thao tác thừa, quy trình không cần thiết và gây tiêu tốn nguồn nhân lực nguyên vật liệu để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Tối thiểu chi phí đầu vào

Việc tối ưu hóa chi phí đầu vào có thể đến từ việc đàm phán, chọn lực với các nhà cung cấp tốt hơn với chi phí tốt hơn tránh lãng phí. Mua số lượng hợp lý để có mức giá tốt hơn.

chi phí sản xuất

  • Tối thiểu chi phí lưu kho

Doanh nghiệp giảm chi phí lưu kho bằng cách giảm thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng, từ đó giảm chi phí tồn kho (tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho – vốn lưu động).

  • Tối thiểu chi phí quản lý

Thiết kế cấu trúc quản lý tinh gọn để giúp giảm chi phí lao động và tiết kiệm thời gian cũng là một cách để các công ty giảm áp lực chi phí sản xuất.


Có thể thấy được chi phí sản xuất chính là những yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp. Việc xác định và tính các chi phí đầu vào một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được mức lợi nhuận của sản phẩm, từ đó là nền tảng cho các kế hoạch tối ưu hóa lợi nhuận qua việc giảm chi phí sản xuất để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

>>> Đường giới hạn khả năng sản xuất – PPF là gì ?

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!