Chi phí cố định là gì? Có những loại chi phí cố định nào?

0
SHARES
37
VIEWS

Trong các loại chi phí trong doanh nghiệp thì chi phí cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn và cực kì quan trọng. Với mỗi doanh nghiệp, nắm rõ các hạng mục nào thuộc chi phí cố định là rất quan trọng trong việc báo cáo tài chính, cân đối tài chính doanh nghiệp. Vậy chi phí cố định là gì? Bao gồm những gì? Cùng diendaniso.com đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay

chi phí cố định là gì


CHI PHI CỐ ĐỊNH LÀ GÌ ?

Chi phí cố định hay còn được gọi là Fixed cost. Đây là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Nguồn chi phí này được thực hiện để duy trì hoạt động thanh toán các khoản cố định trong năm tài chính như tiền thuê nhà, tiền lãi từ các khoản vay vv. Khoản chi phí này không thay đổi phụ thuộc vào các chi phí khác như doanh thu hoặc quy mô hoạt động sản xuất. Hay nói một cách đơn giản thì đây là những khoản chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả cho các khoản:

  • Tiền lương nhân viên
  • Tiền thuê nhà
  • Tiền nước
  • Tiền điện
  • Tiền bảo hiểm
  • Tiền mua vật tư để đầu tư trong quá trình sản xuất
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí sửa chữa tài sản cố định

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ CỐ ĐỊNH

Chi phí cố định không bị ảnh hưởng hay thay đổi trên mức độ hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Tuy là các khoản chi phí cố định nhưng không có nghĩa là chúng không thay đổi trong tương lai mà thường có xu hướng được cố định trong khoảng thời gian ngắn hạn. Ví dụ: Tổ chức, doanh nghiệp bạn thuê một nhà xưởng để sản xuất. Dù có sản xuất nhiều hay ít thì hàng tháng bạn vẫn phải trả tiền thuê nhà xưởng đó. Tuy nhiên trong từng năm thì có thể chủ nhà sẽ có thể thương lượng lại với bạn tăng mức phí tiền thuê đó.

chi phí cố định là gì

PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỐ ĐỊNH

Chi phí cố định được xem xét và phân loại thành những cách khác nhau tùy từng doanh nghiệp. Tuy nhiên có một cách phân chia chi phí cố định này theo một vài phương thức sau:

Phân loại theo yếu tố quản lý

Dựa trên nhu cầu quản lý, chi phí cố định được phân loại thành:

  • Chi phí cố định bắt buộc

Nguồn chi phí cố định bắt buộc chính là những loại chi phí mà tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc chi trả và không thể né tránh được. Chúng có thể là tiền thuê mặt bằng, tiền thuê máy móc vv. Những chi phí này thường không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định và phải được thanh toán dù doanh nghiệp có kiếm lợi nhuận hay không.

  • Chi phí cố định không bắt buộc:

Đây là những loại chi phí mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh được hoặc loại bỏ hoàn toàn mà không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cơ bản. Có thể lấy ví dụ như chi phí chạy quảng cáo, chi phí đào tạo vv. Những yếu tố này tùy thuộc vào các quyết định của nhà quản lý

Phân loại dựa theo tính chất phân bổ

Theo tiêu chí này, chi phí cố định được chia thành:

  • Chi phí cố định định kỳ:

Đây là loại chi phí cố định mà doanh nghiệp cần phải trả theo một lịch trình cố định hàng tháng, quý vv. Như tiền thuê văn phòng, máy móc, tiền lương cơ bản vv.

chi phí cố định là gì

  • Chi phí cố định phải phân bổ

Chi phí cố định phải phân bổ là những chi phí không không có sự cố định đều đặn qua các thời điểm mà khoản đầu tư một lần, vì vậy cần phân bổ ra làm chi phí nhiều kỳ. Ví dụ như khấu hao tài sản


Ý NGHĨA CỦA CHI PHÍ CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

Chi phí cố định – Fixed Costs có thể nói là một trong những loại chi phí đóng vai trò cực kì quan trọng trong doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng. Chúng được dùng để:

  • Xác định mức giá bán sản phẩm:

Chi phí cố định cùng với chi phí biến đổi có thể giúp cho doanh nghiệp có được một cái nhìn tổng thể và khách quan về chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp xác định giá bán phù hợp để đảm bảo lợi nhuận.

  • Tính điểm hòa vốn (Break-even point)

Một khi biết được chi phí cố định bạn cũng có thể biết được số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần bán để có thể đạt được điểm hòa vốn. Để có thể đạt được mức hòa vốn và có lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch bán đủ số lượng các sản phẩm và dịch vụ lớn hơn so với điểm hòa vốn để thu được lợi nhuận.

  • Dự báo tài chính

Chi phí cố định giúp doanh nghiệp dự báo chi phí trong tương lai và làm kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh.

  • Quản lý dòng tiền

Việc chi phí cố định sẽ không thay đổi quá nhanh và doanh nghiệp có thể dự đoán được chúng do đó có thể quản lý dòng tiền một cách hiệu quả. Vì vậy, chi phí cố định đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, đưa ra quyết định về giá và lập kế hoạch cho tương lai của doanh nghiệp.

chi phí cố định là gì


PHÂN BIỆT CHI PHÍ BIẾN ĐỔI VÀ CHI PHÍ CỐ ĐỊNH

Bên cạnh chi phí cố định, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với nhiều khoản chi phí biến đổi. Chúng có những điểm giống và khác nhau như sau:

Cơ sở để so sánh Chi phí cố định Chi phí biến đổi
Ý nghĩa Chi phí cố định vẫn giữ nguyên, dù khối lượng sản xuất thay đổi. Chi phí biến đổi thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của đầu ra.
Yếu tố liên quan Thời gian Khối lượng
Thời điểm phát sinh Luôn phát sinh cho dù có sản xuất sản phẩm hay không. Chỉ phát sinh khi các sản phẩm được sản xuất.
Đơn giá Chi phí cố định trên mỗi đơn vị sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm được sản xuất. Chi phí biến đổi vẫn giữ nguyên giá trị trên mỗi đơn vị.
Hành vi Không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Thay đổi cùng với sự thay đổi ở mức đầu ra.
Sự kết hợp của Chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí phân phối,… Chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí đóng gói,..
Ví dụ Phí thuê các loại tài sản, nhà cửa, nhà xưởng, văn phòng vv. hay đến từ các loại tiền lãi từ các khoản vay hàng tháng,… Đến từ các khoản phí trả cho vật liệu tiêu thụ, tiền lương, tiền hoa hồng bán hàng, chi phí đóng gói,…

CÁC CÁCH TÍNH CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CHÍNH XÁC

Cách tính đơn giản mà bạn cần biết

1. Công thức tính chi phí biến đổi:

Tổng biến phí = Tổng số sản phẩm đầu ra x Chi phí biến đổi của mỗi đơn vị

2. Công thức tính:

  • Chi phí cố định = Mức phí hoạt động cao nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động cao nhất)
    hoặc
  • Chi phí cố định = Mức phí hoạt động thấp nhất – (Chi phí biến đổi với một đơn vị x Đơn vị hoạt động thấp nhất)

Nếu có nhiều khoản biến phí liên tục thay đổi, doanh nghiệp có thể tính bằng biến phí với mỗi đơn vị dựa vào cách tính trung bình tương đối.

Biến phí với mỗi đơn vị = Hiệu biến các biến phí vào các thời gian/Hiệu số lượng sản phẩm


Kết luận

Chi phí cố định là khoản chi phí quan trọng trong quản lý tài chính, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Cách tính giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về cấu trúc chi phí và đưa ra các biện pháp tối ưu hóa nguồn lực tài chính để đạt được hiệu suất và lợi nhuận tối đa.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!