Chia sẻ nhiệm vụ và chức năng của giám đốc chất lượng QA

0
SHARES
333
VIEWS

Một trong số những nhân sự cấp cao được các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay chính là vị trí giám đốc nhân chất lượng (QMR – Quality Management Representative). Đây là người đứng đầu bộ phận chất lượng và chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp. Cùng diendaniso.com đi tìm hiểu về công việc và nhiệm vụ của một giám đốc chất lượng trong bài viết này.

giám đốc chất lượng

GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG – QA LÀ AI ?

Giám đốc chất lượng tên tiếng anh là “QMR – Quality Management Representative” là một vị trí nhân sự cấp cao tại Doanh Nghiệp sản xuất. Họ là người đứng đầu và chịu trách nhiệm về vấn đề chất lượng thông qua việc đưa ra những quy trình chất lượng một cách phù hợp cho hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp. Hiểu một cách khác thì giám đốc chất lượng sẽ là người lập kế hoạch và hướng dẫn cũng như quản lý chất lượng cho hệ thống sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây là vị trí đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay, nhất là đối với một số lĩnh vực liên quan đến công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin,…

CÔNG VIỆC CỦA GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG

Là người đứng đầu phòng chất lượng. Công việc của giám đốc chất lượng sẽ bao gồm khá nhiều công việc liên quan đến trong phòng KCS và các phòng ban có liên quan. Để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được đảm bảo thì công việc cụ thể của giám đốc chất lượng sẽ thường bao gồm:

  • Hỗ trợ cho tổng giám đốc trong việc thiết lập các chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho toàn bộ doanh nghiệp.
  • Do là người đứng đầu bộ phận chất lượng mà công việc của vị giám đốc chất lượng sẽ chỉ đạo nhân viên cập nhật chỉnh sửa hệ thống tài liệu, nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng làm sao phù hợp với thực tế của doanh nghiệp theo từng giai đoạn khác nhau.

công việc của giám đốc chất lượng

  • Quản lý công việc của phòng quản lý chất lượng. Phân chia công việc đến từng nhân viên trong phòng và quản lý công việc, nhận báo cáo cũng như các thông tin phản hồi của nhân viên trong phòng để đưa ra các hướng xử lý khắc phục hiệu quả hơn.
  • Phối hợp hơn với các bộ phận phòng ban có liên quan để thiết lập một mối quan hệ giúp vận hành hệ thống quản lý chất lượng được hiệu quả hơn. Là một nhà lãnh đạo chất lượng thì để hệ thống QLCL doanh nghiệp đang áp dụng được hiệu quả cần sự phối hợp của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp. Chính vì thế đầu mối liên kết vẫn sẽ cần sự chỉ đạo của giám đốc chất lượng.
  • Là một giám đốc chất lượng bạn cần phải là người trực tiếp điều hành và tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ và các buổi đào tạo về hệ thống Chất lượng cho doanh nghiệp định kì. Trục tiếp đào tạo cho đội ngũ đánh giá viên nhằm đảm bảo họ đầy đủ các năng lực để thực hiện các cuộc đánh giá.
  • Giám đốc chất lượng là người định kỳ, báo cáo về hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến hệ thống cho Tổng Giám đốc để kịp thời có hướng điều chỉnh xử lý các vấn đề chất lượng của doanh nghiệp.
  • Điều hành và kiểm tra các chương trình cải tiến quy trình/ chất lượng hệ thống và sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

giám đốc chất lượng


QUYỀN HẠN CỦA GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG

Là một vị trí quan trọng trong phòng quản lý chất lượng. Giám đốc chất lượng sẽ có những quyền quyết định đến chiens lược, kế hoạch của phòng. Cụ thể là những quyền hạn như sau:

  • Khi ban lãnh đạo tổng giám đốc phê duyệt các tài liệu có liên quan đến bộ phận như sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng vv. Giám đốc chất lượng có quyền ký thay mặt ủy quyền và cho triển khai công việc.
  • Giám đốc chất lượng có quyền chỉ đào ban ISO (ban chất lượng) cũng như hướng dẫn công việc có liên quan đến hệ thống QLCL cho toàn bộ các bộ phận của Công ty.
  • Có quyên chịu trách nhiệm về phân bổ công việc các nhân sự cấp dưới. Bổ nhiệm, đình chỉ công việc không phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn hệ thống đang triển khai.

Có thể nói vị trí giám đốc chất lượng chính là một trong những vị trí cấp cao quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là người đứng đầu và đảm bảo các yếu tố về chất lượng toàn doanh nghiệp. Vị giám đốc chất lượng sẽ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn của đề ra. Đón đọc thêm những bài viết trong chuyên mục Nghề Nghiệp: Tại Đây

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!