Những công việc của phòng kế hoạch trong Doanh Nghiệp

0
SHARES
330
VIEWS

Trong bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch. Trong phòng kế hoạch thì sẽ có những nhân viên khác nhau đảm nhận các công việc của phòng được giao nhằm giúp xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn những công việc của phòng kế hoạch cho bạn nắm được.

công việc của phòng kế hoạch

Phòng kế hoạch trong doanh nghiệp được xem như là một bộ phận quan trọng mang tính chiến lược của mỗi tổ chức/ doanh nghiệp. Họ sẽ là những người thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kế hoạch cho các dự án và giám dát việc thực hiện đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và ngân sách đã được cấp.

Một kế hoạch kinh doanh rõ ràng chi tiết sẽ giúp biến các ý tưởng thành sự thực với nguồn lực đã được chuẩn bị sẵn. Việc này cực kì thuận lợi cho kế hoạch của tổ chức giúp mọi việc trở nên rõ ràng và suôn sẻ hơn nhiều.


CÁC CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH

  • Xây dựng kế hoach thực hiện dự án cho tổ chức/ doanh nghiệp

Đây là công việc chính và quan trọng nhất của phòng kế hoạch cần phải làm. Họ sẽ có nhiệm vụ phân tích, tổng hợp và tiến hành xây dựng dự án hoạt động một cách phù hợp với định hướng của doanh nghiệp. Trình duyệt bản kế hoạch cho ban lãnh đạo để được xem xét và duyệt. Phân chia chi phí, mục tiêu và kế hoạch theo từng giai đoạn có liên quan dựa trên tình hình thức tế và khả năng của từng bộ phận sao cho hợp lý.

công việc của phòng kế hoạch

Việc xây dựng và lập kế hoạch nay sẽ thường diễn ra hàng năm. Sau đó cuối năm sẽ họp đánh giá kế quả đạt được để rút kinh nghiệm và lập kế hoạch cho những chiến lược mới trong năm tiếp theo đó.

  • Tiến hành điều hành việc thực hiện các kế hoạch hoạt động và giám sát chặt chẽ kế hoạch

Sau khi được duyệt kế hoạch của phòng thì lúc này đến giai đoạn đưa vào thực hiện. Phòng kinh doanh sẽ tiến hành triển khai các kế hoạch hoạt động theo đúng như dự tính nhằm đảm bảo chất lượng hoàn thành theo đúng tiến độ công việc như theo kế hoạch.

Để kiểm soát và thực hiện một cách hiệu quả thì cần nghiên cứu, khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp/ tổ chức. Thường xuyên kiểm tra chất lượng của các loại công việc và báo cáo kịp thời cho cấp trên về kế hoạch đã được triển khai.

Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện các Hợp đồng về hoạt động sản xuất và dịch vụ. Tiến hành lưu trữ hồ sơ hợp đồng theo đúng quy định về quản lý văn bản của Pháp luật hiện hành.

  • Tham mưu, tư vấn các quy trình, tiêu chuẩn và hỗ trợ công tác xây dựng, quản lý kinh tế, khen thưởng, kỷ luật

Việc đề xuất tham mưu cho ban lãnh đạo cũng là một trong những công việc của phòng kế hoạch. Những tư vấn đề xuất sẽ thường liên quan đến tiêu chuẩn và chất lượng và định mức cũng như quy trình và nghiệp vụ đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

Hỗ trợ quá trình xây dựng và quản lý các định mức kinh tế – kỹ thuật trong doanh nghiệp. Triển khai thực hiện các đề tài, sáng kiến, các ý tưởng cải tiến và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động.

Hỗ trợ công tác đánh giá thi đua, khen thưởng và các quyết định kỷ luật của doanh nghiệp.

  • Quản lý, theo dõi và kiểm tra các tài sản của doanh nghiệp

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà công việc quản lý tài sản sẽ thuộc công việc của phòng kế hoạch. Tuy nhiên thông thường thì phòng kế hoạch sẽ là đầu mối kiểm tra, đảm bảo chất lượng các tài sản của doanh nghiệp, tổ chức. Cũng như bảo trì và bảo dưỡng sửa chữa kịp thời nếu như phát hiện ra các máy móc, tài sản bị hư hỏng.

Bên cạnh đó còn cần phải quản lý các hồ sơ, chứng từ của tổ chức theo đúng quy định. Việc này sẽ cần thiết phải lập thành văn bản đi kèm với hiện trạng sử dụng để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được hiệu quả.

công việc của phòng kế hoạch

  • Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch của các bộ phận và lập báo cáo

Công việc quan trọng khác có thể kể đến chính là giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch và lập báo cáo khối lượng công việc cho cấp trên.

Việc này nhằm đảm bảo ban lãnh đạo hiểu và nắm được các công việc của doanh nghiệp như: tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiện trạng tài sản, mức độ hoàn thành công việc của phòng cũng như cả doanh nghiệp.


Trên đây là những công việc chủ yếu mà phòng kế hoạch sẽ cần thực hiện. Tùy vào quy mô và ngành nghề khác nhau mà sẽ có những thay đổi nhiều hay ít. Đây chính là bộ phận quan trọng mang tính chiến lược trong doanh nghiệp trong thời kì hộp nhập cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đón đọc thêm loạt bài viết về Nghề Nghiệp của chúng tôi Tại Đây

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!