Tìm hiểu nhà kinh tế Muhammad Yunus (Bangladesh)

0
SHARES
14
VIEWS

Khi nhắc đến nhà kinh tế học Muhammad Yunus người ta không khỏi kính trọng bởi những đóng góp cho xã hội và kinh tế toàn cầu. Ông là người khởi xướng ra khái niệm tín dụng vì mô giúp đỡ người nghèo từ ngân hàng nông thôn Grameen Bank mà ông lập ra. Bằng những đóng góp đó ông đã được giải Nobel Hòa Bình 2006 vì những đóng góp không mệt mỏi của mình chống đói nghèo. Bài viết này diendaniso.com Sẽ cùng bạn đi tìm hiểu cuộc đời sự nghiệp của nhà kinh tế học Muhammad Yunus


Muhammad Yunus

MUHAMMAD YUNUS LÀ AI?

Muhammad Yunus chính là một nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới người Bangladesh. Ông nổi tiếng với việc đưa ra khái niệm Tín dụng vi mô để hỗ trợ những người lao động nghèo thoát nghèo đói. Bằng việc sáng lập ra ngân hàng Grameen (ngân hàng Nông thôn) và việc hoạt động hỗ trợ người nghèo có được những khoản vốn mưu sinh và thoát nghèo.

Nhờ những nỗ lực của ông cùng với ngân hàng hoạt động hiệu quả đã giúp rút ngắn khoảng cách nghèo đói trên 30 năm. Muhammad Yunus đã đạt giải thưởng Nobel vì hòa bình từ năm 2006.

Cho đến nay thì Muhammad Yunus đã nhận được khoảng 60 giải thưởng cùng danh hiệu ở khắp nơi trên thế giới cho những đóng góp của mình.

Muhammad Yunus

TIỂU SỬ CỦA MUHAMMAD YUNUS

Muhammad Yunus sinh ngày 28/6/1940 ở Chittagong, tỉnh Bengal của Ấn Độ thuộc Anh (nay là nước Bangladesh).

Ông sinh ra tron một gia đình đông con với 9 người con và ông là người con thứ 3. Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhưng không cản được tư chất thông minh của ông. Ngay từ nhỏ Yunus đã tỏ ra có tư chất hơn những đứa trẻ khác khi luôn tìm hiểu tường tận những gì học được tại trường. Ông đứng thứ hạng cao trong trường.Năm 1957, Yunus theo học ngành kinh tế tại Đại học Dhaka, tốt nghiệp năm 1960 và lấy bằng thạc sĩ năm 1961. Sau khi ra trường, Yunus vào dạy tại Đại học Chittagong trước khi nhận học bổng Fullbright để sang Mỹ và lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Trường Đại học Vanderbilt năm 1969.

Từ nhỏ ông đã nhận thức được quê hương ông nghèo đói khi người dân đặc biệt là phụ nữ họ luôn mong muốn có được những số tiền ít ỏi để làm vốn thoát nghèo.

Bằng chứng của việc nghèo đói nơi đây chính là vào năm 1976, trong chuyến thăm một số hộ nghèo ở làng Jobra gần trường Chittagong, Yunus thấy rằng các khoản vay rất nhỏ có thể tạo nên những thay đổi lớn đối với cuộc sống của một người nghèo.

Muhammad Yunus

Ông nhận thấy những người phụ nữ ở đây rất khéo tay và làm nhiều đồ dùng bằng tre để đem bán lấy tiền. Tuy nhiên do cảnh nghèo thì họ thường xuyên phải đi vay nặng lãi để có đủ tiền mua tre. Những khoản tiền khá ít ỏi chỉ 27 USD có thể khiến họ có động lực vươn lên thoát nghèo.


ẤP Ủ THÀNH LÂP NGÂN HÀNG CHO NGƯỜI NGHÈO

Bằng sự cảm thông với những người dân địa phương nghèo. Với ấp ủ rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và tạo điều kiện cho những người nghèo có cơ hội thoát nghèo. Ông đã ấp ủ và sáng lập ra Ngân hàng Grameen (Grameen có nghĩa là “nông thôn” hay “làng xã”) để cho nông dân nghèo có cơ hội vay tiền làm ăn, tạo dựng đời sống mới.

Đi ngược lại với những quy tắc truyền thống của ngành Ngân hàng ở Bangladesh. Ông thiết lập những khoản vay chủ yếu nhắm vào đối tượng phụ nữ để cho vay vì theo ông đây là các đối tượng nghĩ đến gia đình và tương lai nhiều hơn nam giới vốn chỉ muốn giải quyết những nhu cầu của cá nhân.

Những hoạt động của Grameen cũng khá khác so với tất cả các nhà băng bình thường. Nếu ngân hàng chỉ muốn cho vay số tiền lớn, Grameen chú trọng cho vay những món tiền nhỏ, từ 50 – 100 USD. Nếu ngân hàng đòi hỏi giấy tờ thì Yunus lại thiết lập cơ sở tín dụng dành cho người mù chữ. Ở nơi khác, người vay phải đến ngân hàng, còn Grameen đến tận nơi có khách hàng. Và điều quan trọng hơn hết là có sự tin cậy giữa người cho vay đối với người vay tiền. Sáng kiến của ông Yunus nhận được sự hưởng ứng đông đảo ở mọi nơi, không chỉ tại Bangladesh mà còn lan ra khắp thế giới.

muhammad yunus

Trong giai đoạn vài năm hoạt động của Ngân Hàng Grameen đa tạo cho ra khá nhiều thành công để giúp cho các hộ dân nghèo có điều kiện tiếp cận với những khoản vốn nhỏ thoát nghèo. Tuy vẫn có một vài ý kiến trái chiều về tác dụng thực sự của những khoản vay nhỏ lẻ này đến đời sống của các người dân nghèo nói chung.

Hiện nay theo thống kê thì tổng số người từng vay tiền tại GB là 6,61 triệu người và phần lớn chiếm số lượng là nữ. Trong tổng số khoảng 290,03 tỉ taka Bangladesh (tương đương khoảng 5,72 tỉ USD) cho vay, GB đã thu hồi được khoảng 258,16 tỉ taka (khoảng 5,07 tỉ USD), đạt tỉ lệ thu hồi nợ ở mức 98,85% – một tỉ lệ rất cao trong ngành ngân hàng. Đặc biệt, những người từng vay từ GB hiện sở hữu 94% cổ phần của ngân hàng và 6% còn lại do sở hữu nhà nước. Mô hình tín dụng giúp đỡ người nghèo của GB đến nay được áp dụng ở 23 nước khác.

Có thể thấy được thì câu nói của Muhammad Yunus từng rất nổi tiếng với câu nói của mình rằng sẽ phấn đấu xóa đói nghèo cho “một ngày con cháu chúng ta tới các viện bảo tàng để thấy đói nghèo là thế nào”. Và có lẽ đến nay những thành tựu ông từng đạt được đã phần nào hiện thực hóa ước mơ này.

>>>> Patrick Soon-Shiong là ai ? Chân dung Bác sĩ giàu nhất thế giới


Nhà kinh tế Bangladesh Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen do ông làm chủ đã đoạt Giải Nobel hòa bình 2006 vì những đóng góp không mệt mỏi trong cuộc chiến chống đói nghèo suốt hơn 30 năm qua, giúp hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!