Tiểu sử của Marshall Alfred: Nhà giáo sư kinh tế

0
SHARES
39
VIEWS

Khi nhắc đến các nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới không thể không nhắc đến Alfred Marshall – nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Ông được coi như là người đi đầu của việc ứng dụng toán học vào để phân tích kinh tế, biến kinh tế học thành một bộ môn khoa học thực sự chứ không chỉ mang tính triết học đơn thuần. Bài viết này diendaniso.com xin chia sẻ cho bạn về cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư kinh tế Marshall Alfred.

Marshall Alfred

ALFRED MARSHALL LÀ AI ?

Alfred Marshall là một nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Ông được coi như là người đi đầu của việc ứng dụng toán học vào để phân tích kinh tế, biến kinh tế học thành một bộ môn khoa học thực sự chứ không chỉ mang tính triết học đơn thuần.

Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của Alfred Marshall ông đã có nhiều đóng góp cho ngành kinh tế học nói chung và Ông được vinh danh là một trong những nhà sáng lập kinh tế học. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là cuốn sách Economics of Industry vào năm 1879, sau đó cuốn sách này được giảng dạy tại nhiều trường đại học và trở thành một môn học bắt buộc lúc bây giờ.

THỜI THƠ ẤU CỦA ALFRED MARSHALL

Alfred Marshall sinh ngày 26 tháng 7 năm 1842 tại Clapham, Anh và mất năm 1924. Ông sinh ra trong một gia đình có cha là một nhân viên thủ quỹ của nhân hàng. Từ nhỏ ông đã được cha mẹ dạy dỗ khá nghiêm khắc. Cha của ông thường xuyên ép buộc con trai thông minh của mình phải dồn hết sức để học. Ông bắt cậu bé Alfred Marshall làm bài tập đến nửa đêm.

Marshall Alfred

Khi đi học ở trường Marshall lúc nào cũng trông bơ phờ và quần áo lếch thếch. Ông thích học toán học tuy nhiên đã bị người cha của mình ngăn cấm. Sau đó được sự trợ giúp tài chính của một ông chú giàu có, Marshall được vào học ở Cambridge, nơi đây không chỉ ông say mê môn toán vốn là sở thích mà còn nổi bật như một sinh viên ưu tú.

Niềm đam mê toán học

Có thể thấy ngay từ khi ngồi học trên ghế nhà trường niềm đam mê toán học của Marshall đã bộc lộ. Ông nghiên cứu toán học và dùng nó để đi dạy học giúp trang trải tiền học của mình để trả cho người chú của ông. Ông tâm sự “Toán học đã giúp tôi trả nợ. Tôi hoàn toàn tự do theo đuổi chí hướng của mình”. Cũng chính niềm say mê với toán học này đã khiến sự nghiệp sau này của ông gắn bó với chúng khiến ông trở thành nhà kinh tế chính trị học năm 1867.

Với những nỗ lực đam mê nghiên cứu đưa toán học vào phân tích kinh tế. Bằng sự kết hợp logic ông đã thổi vào trong toán học cứng nhắc hơi thể kinh tế thời đại. Bằng việc cho ra đời cuốn sách nổi tiếng Economics of Industry (Các quy luật của kinh tế học) xuất bản năm 1890, là một trong những cuốn sách giáo khoa kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất ở Anh trong nhiều năm.

Với cuốn sách nổi tiếng này Marshall đã đưa ra những đường cung, cầu và các chi phí cận biên, lợi nhuận cận biên vv. Tất cả các công thức được tập hợp và biểu hiện một cách hệ thống và logic và làm nền tảng cho các mô hình kinh tế sau này. Bằng những kiến thức đúc rút trong cuốn sách từ khi xuất bản đã tạo nên một hiện tượng thời đó. Cuốn sách này được công nhận là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông có tầm ảnh hưởng nhất ở nước Anh trong nhiều năm, và hiện nay, nó vẫn còn hữu ích đối với các sinh viên từ đang học đại học đến sau đại học.

Marshall Alfred

Một số điểm nhấn trong cuốn sách có thể kể đến như ông đưa ra những ý tưởng về ích lợi cận biên giảm dần. Ông lý giải tại sao đường cầu dốc xuống, nêu ra các mối quan hệ giữa hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế đối với các đường cầu. Cũng như những ý tưởng về hệ số co giãn của nhu cầu trong từng thời kì.

Kinh tế vận động theo quy luật cung cầu và từ đó sẽ quyết định giá trị của hàng hóa. trong đó nhu cầu quyết định giá cả và sản lượng trong ngắn hạn, còn cung ảnh hưởng tới giá cả và sản lượng trong dài hạn.

Theo ông, giá cung phụ thuộc vào chi phí sản xuất và việc phân tích chi phí sản xuất ngắn hạn cho thấy sản phẩm cận biên của tất cả các nguồn lực cũng giảm dần. Khi các đầu vào biến đổi được kết hợp với một lượng cố định các nguồn lực khác. Đây chính là quy luật lợi suất giảm dần của các đầu vào nhân tố biến đổi. Nhưng trong dài hạn, Ông cho rằng các ngành phải cắt giảm chi phí và giá cả do tác động của kinh tế quy mô – một loại hiệu quả kinh tế phát sinh từ quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng hơn.

Những tác phẩm của Alfred Marshall

  • Principes d’économie politique, Gordon & Breach, 2 vol., 1971.
  • The Early Economic Writings of Alfred Marshall 1867-1890, Mcmillan, 2 vol., 1975.
  • The Correspondence of Alfred Marshall, Economist, Cambridge University Press, 3 vol., 1996.

CUỘC SỐNG CÁ NHÂN CỦA MARSHALL

Marshall Alfred kết hôn với người vợ của ông tên Mary Paley, một nhà kinh tế sau này là người cộng sự của ông. Ông là một người bảo vệ nữ quyền tuy nhiên giống như người cha của mình ông tin chắc rằng phụ nữ sẽ kém hơn nam giới về mặt trí tuệ và coi người phụ nữ có thiên chức làm mẹ và đảm đương công việc nội trợ.

>>> Tiểu sử Nhà kinh tế học Jan Tinbergen

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!