Lí thuyết các điểm hạn chế (Theory of Constraints – TOC) là gì?

1
SHARES
328
VIEWS

Bằng việc xóa bỏ những điểm hạn chế lớn nhất trong dây chuyền sản xuất sẽ khiến cho công suất của toàn bộ hệ thống tăng lên nhờ đó sản lượng tăng lên. Lý thuyết các điểm hạn chế TOC ngày vàng cho thấy tác dụng của mình và được ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

KHÁI NIỆM VỀ TOC

TOC hay Lí thuyết các điểm hạn chế được viết tắt bằng cụm từ tiếng Anh: Theory of Constrainst. Đây là mô hình được sử dụng để tối đa hóa công suất của một dây chuyền sản xuất bằng việc xóa bỏ hạn chế lớn nhất (điểm hạn chế), công suất của toàn bộ hệ thống sẽ được tăng lên.

Chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn một ví dụ cho bạn dễ hình dung: Trong một đoàn người đang đi trên một cây cầu. Họ sẽ không thể nào đi đều nhau với vận tốc nhanh hơn của người đi chậm nhất trong đoàn. Đoàn người có thể đi đều liền nhau hơn nếu họ đi với tốc độ của người đi chậm nhất. Cả đoàn sẽ đi nhanh hơn nếu người chậm nhất đó có thể đi nhanh hơn. Đến đây thì bạn đã nhận ra vấn đề rồi chứ ?

Bản chất của lý thuyết các điểm hạn chế TOC (Theory of Contraints) thì công suất của một dây chuyền sẽ được quyết định bởi mắt xích yếu nhất trong dây chuyền đó. Mỗi hệ thống đều có những điểm hạn chế ngăn cản các công ty hoàn thành đúng mục tiêu của mình đã hoạch định.

Theo TOC thì nếu như xóa bỏ điểm hạn chế lớn nhất thì công suất của toàn bộ hệ thống sẽ được tăng lên và nhờ đó sản lượng có thể tăng thêm. Khi áp dụng TOC hiệu quả sẽ giúp tìm kiếm và loại trừ các điểm hạn chế trong hệ thống đó. Điều này đạt được bởi mỗi dây chuyền sản xuất không thể chạy nhanh hơn khâu chạy chậm nhất, nếu có hàng tồn kho sẽ chất đống. Sử dụng nguyên lý cái trống-vật đệm-sợi dây để kiểm soát nhịp độ của dây chuyền sản xuất.


NGUYÊN LÝ CÁI TRỐNG – VẬT ĐỆM – SỢI DÂY

TOC sử dụng nguyên lý cái trống – vật đệm – sợi dây (DBR: Drum-Buffer-Rope) để kiểm soát nhịp độ của một dây chuyền sản xuất. Điểm hạn chế đóng vai trò như cái trống, quyết định nhịp độ, với các phương thức của sợi dây các công đoạn thô được hoạch định thế nào, còn vật đệm sẽ làm cho điểm hạn chế hoạt động trơn tru.

Drum-Buffer-Rope (DBR) là một phương pháp đồng bộ hóa sản xuất với các ràng buộc trong khi giảm thiểu hàng tồn kho và quy trình làm việc.

Trống (Drum): Trực tiếp là hạn chế. Tốc độ mà các ràng buộc chạy thiết lập nhịp đập nhịp độ cho quy trình và xác định tổng thông lượng.

Bộ đệm (Buffer): Là mức tồn kho cần thiết để duy trì sản xuất phù hợp. Nó đảm bảo rằng các gián đoạn và biến động ngắn trong các ràng buộc không ảnh hưởng đến các ràng buộc. Bộ đệm đại diện cho thời gian; lượng thời gian (thường được tính bằng giờ) mà quá trình làm việc nên đến trước khi được sử dụng để đảm bảo hoạt động ổn định.


5 BƯỚC ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CÁC ĐIỂM HẠN CHẾ

Theo lý thuyết điểm hạn chế TOC sẽ tập trung vào cải tiến dây chuyền. Một dây chuyền được định nghĩa là một chuỗi những qui trình phụ thuộc lẫn nhau. Mối liên hệ trong một hệ thống là một chuỗi các mắt xích cùng hoạt động hướng đến mục tiêu cuối cùng.

Điểm hạn chế chính là mắt xích yếu. Hoạt động của cả chuỗi bị giới hạn bởi hiệu quả của mắt xích yếu nhất. Trong các qui trình sản xuất, TOC tập trung vào mắt xích làm chậm hiệu suất của cả qui trình.

Có năm bước trong lí thuyết các điểm hạn chế:

  1. Xác định các điểm hạn chế trong hệ thống (xác định điểm hạn chế).

Việc xác định các điểm hạn chế sẽ được chuyên gia xác định bằng các phương pháp khác nhau. Thường sẽ căn cứ vào số lượng công việc đang nằm chờ trong một qui trình hoạt động chính là chỉ báo về điểm hạn chế.

  1. Xác định cách điểm hạn chế có thể mắc phải (khắc phục điểm hạn chế).

Khi điểm hạn chế đã được xác định, qui trình sẽ được cải tiến hoặc hỗ trợ nhằm đạt được công suất tối ưu mà không cần sửa chữa hay nâng cấp đáng kể nào. Nói cách khác, điểm hạn chế được khai thác tối đa.

  1. Gắn kết tất cả các vấn đề phụ thuộc vào quyết định thực hiện ở bước 2 (ràng buộc các qui trình khác vào điểm hạn chế).

Một khi quy trình mang đến điểm hạn chế hoạt động với công suất tối đa nhất thì tốc độ của các qui trình có liên quan sẽ được cải thiện

Để tối đa hóa lợi ích và công suất của cả một hệ thống đôi khi cần hi sinh hiệu quả của một qui trình riêng biệt. Trong chuỗi giá trị thì những qui trình phụ thuộc thường nằm trước điểm hạn chế. Những qui trình nằm sau điểm hạn chế thường không liên quan nhiều lắm.

  1. Tăng cường hoặc phá vỡ các điểm hạn chế trong hệ thống (tăng năng suất của các điểm hạn chế).

Nếu công suất của toàn hệ thống vẫn chưa đạt yêu cầu, cần có những cải tiến hơn nữa. Công ty có thể áp dụng những thay đổi đáng kể với điểm hạn chế. Thay đổi có thể có liên quan đến tăng cường vốn, tái cơ cấu hoặc đầu tư lớn về thời gian hay tiền bạc. Bước này được gọi là nâng cấp điểm hạn chế hoặc thực hiện bất kì hành động cần thiết nào để xóa bỏ hạn chế đó.

  1. Ngay khi điểm hạn chế đã được khắc phục, quay trở lại bước 1 (lặp lại qui trình).

Không được để sự trì trệ tạo ra điểm hạn chế mới trong hệ thống. Ngay khi điểm hạn chế đầu tiên bị loại bỏ, những phần khác trong hệ thống hoặc chuỗi qui trình lại sẽ trở thành điểm hạn chế mới. Đó chính là lúc lặp lại qui trình cải tiến.

Hoạt động của toàn bộ hệ thống được đánh giá lại bằng việc tìm kiếm điểm hạn chế mới, khắc phục, gắn kết các qui trình phụ thuộc và mở rộng công suất. Bằng việc tập trung vào các điểm hạn chế, phương pháp này tạo ra hiệu quả tích cực đối với thời gian sản xuất hoặc phục vụ của một hệ thống.

NOTE: Một số điểm hạn chế cần chú ý:

– Hạn chế nội bộ: những hạn chế trong giới hạn của hệ thống và tổ chức, ngăn cản nó đạt mục đích. Ví dụ: không đủ công suất hoặc những hạn chế về quản lí và hành vi.

– Hạn chế từ bên ngoài: những hạn chế nằm ngoài giới hạn của hệ thống ngăn cản nó đạt mục đích. Ví dụ: giảm cầu, dư thừa sản phẩm và cạnh tranh.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!