Chuyên viên pháp chế là gì? Mô tả công việc, vai trò của chuyên viên pháp chế

0
SHARES
42
VIEWS

Chuyên viên pháp chế là một trong những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay. Công việc này chuyên làm nhiệm vụ liên quan đến hợp đồng giấy tờ và pháp luật và có mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tính chất công việc của chuyên viên pháp chế là gì ? Công việc của họ ra sao ? Bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu rõ nghề nghiệp thú vị này

nhân viên pháp chế


CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ LÀ GÌ ?

Chuyên viên pháp chế hay chuyên viên pháp lý. Đây là những người đại diện cho doanh nghiệp làm các công việc hành chính, điều hành pháp lý cho tổ chức, doanh nghiệp. Họ được đào tạo chuyên môn về pháp lý và có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến các vấn đề pháp lý đúng theo quy định. .

Có thể hiểu chuyên viên pháp lý là người hỗ trợ, xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp lý của công ty theo đúng quy định giúp phát triển ổn định và tránh mắc phải các cuộc kiện tụng không mong muốn.


QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁP CHẾ

Trong hiến pháp của nước ta đã có quy định khá rõ ràng về pháp chế và những nguyên tắc của pháp chế:

1: Pháp luật cần phải có quy định rõ ràng, cụ thể và minh bạch toàn bộ những việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

2: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.

3: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

nhân viên pháp chế


VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN PHÁP CHẾ TRONG TỔ CHỨC

Có thể nói những tổ chức, doanh nghiệp có làm việc liên quan nhiều đến những quy định, giấy tờ có liên quan thì vị trí nhân viên pháp chế đóng vai trò khá quan trọng. Chúng được thể hiện ở 2 khía cạnh như sau:

  • 1. Xây dựng, tạo ra các pháp chế cho nội bộ doanh nghiệp

Ở vị trí nhân viên pháp chế bạn cần đảm nhiệm các chức năng xây dựng, soạn thảo, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức. Một số có thể kể đến như: Điều lệ, Quy chế, Nội quy lao động,… Ngoài ra, họ có thể tham gia đóng góp ý kiến ở góc độ pháp lý các văn bản khi Chủ sở hữu công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.

  • 2. Điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Nhân viên pháp chế cần điều tiết, kiểm soát và quản lý các hoạt động pháp chế trong quyền hạn mình xử lý. Cụ thể chính là việc kiểm soát các hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp nhằm tuân thủ các quy định của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó họ còn có nhiệm vụ tư vấn giúp các ban lãnh đạo của doanh nghiệp trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hay góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

nhân viên pháp chế


MÔ TẢ CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN PHÁP LÝ

Ở vị trí chuyên viên pháp lý chuyên lo công việc liên quan đến giấy tờ pháp lý cho nhân viên. Do vậy họ sẽ đảm nhiệm khá nhiều vai trò và khối lượng công việc nhiều. Những đầu mục công việc đó thường là:

Đảm bảo vấn đề pháp lý cho tổ chức, doanh nghiệp

Là chuyên viên pháp lý bạn là người chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề có liên quan đến tính pháp lý của đơn vị của mình. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,…

Bên cạnh đó bạn cần là người chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của mọi giao dịch trong công ty và tổ chức. Tiến hành chuẩn bị các hồ sơ pháp lý và thủ tục đăng kí, hợp đồng cho doanh nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, thay đổi đăng ký kinh doanh,…

Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của công ty

Là một chuyên viên pháp chế bạn sẽ cùng đồng nghiệp xây dựng với những người quản lý lập nên chính sách nội bộ cũng như giám sát các công việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong công ty.

Đảm nhận vai trò kiểm tra hệ thống các chính sách nội bộ để đảm bảo rằng các chính sách hiện đang được ban hành và thực hiện trong công ty là hoàn toàn phù hợp với quy định trong pháp luật hiện hành.

nhân viên pháp chế

Quản lý các mối quan hệ liên quan đến công việc pháp lý

Chuyên viên pháp chế chính là một đầu mối liên kết giao dịch với các đối tượng bên ngoài công ty: các cơ quan chính quyền, tư vấn viên pháp luật ngoài doanh nghiệp,… vv nhằm đảm bảo giải quyết tốt hơn các công việc do Ban lãnh đạo yêu cầu.

Khi có sự cố phát sinh liên quan đến pháp lý như kiện tụng, đầu mối làm việc là bạn sẽ có nhiệm vụ đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của công ty.

Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty

Đây là công việc quen thuộc với một chuyên viên pháp chế. Bạn sẽ thực hiện và soạn thảo các bộ tài liệu, văn bản hành chính và hợp đồng liên quan để đảm bảo quyền lợi cho công ty.

Bên cạnh đó bạn chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà đơn vị ban hành, ký kết, tính hợp pháp của những giao dịch mà công ty thực hiện.

Cập nhật các quy định, bổ sung mới về pháp luật hiện hành

Cập nhật, nghiên cứu các kiến thức mới nhất về pháp luật như thông tư, nghị định, các thay đổi về luật,… liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời cho các cấp quản lý.


NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ

  • Kinh nghiệm làm việc

Chuyên viên pháp chế cần là người được đào tạo trong lĩnh vực luật pháp và có kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm. Nhiều doanh nghiệp họ yêu cầu nhân viên pháp chế có kinh nghiệm nhiều hơn do độ phức tạp cần nhiều kĩ năng kinh nghiệm xử lý.

nhân viên pháp chế

  • Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với các bộ phận khác

Là một chuyên viên pháp chế bạn cũng sẽ cần phải có kĩ năng làm việc độc lập. Họ là đầu mối liên kết các hoạt động của các bộ phận khác nên khả năng làm việc độc lập trong chuyên môn là rất cần thiết.

  • Chủ động, nhiệt tình và nghiêm túc trong công việc

Là người thực hiện công việc pháp lý này thì bạn cần chủ động và nghiêm túc trong công việc. Cần nhanh nhạy trong việc cập nhật và nắm bắt các thông tin của công ty và luật pháp hiện hành. Việc này liên quan đến luật pháp nên cần thiết phải đúng và không được sai sót. Một chuyên viên pháp chế bạn cũng cần phải có tính cẩn thận và tập trung cao độ.

  • Khả năng giao tiếp tốt

Là một chuyên viên pháp chế bạn cần phải tiếp xúc nhiều với các đối tác và các cơ quan pháp lý nên cần linh hoạt và ứng biến tốt. Một khả năng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn.

  • Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm việc

Do làm việc với luật pháp nên tố chất cần thiết khác của doanh nghiệp chính là chủ động, trung thực trong quá trình làm việc. Việc là chuyên viên pháp chế bạn cần phải nêu cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp cũng như yêu cầu thực hiện đúng nghĩa cụ trong quá trình tư vấn luật pháp cho lãnh đạo công ty.

tố chất của chuyên viên pháp chế

  • Ý thức chấp hành quy định của công ty bên cạnh chấp hành luật

Ý thức chấp hành quy định công ty là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần tuân thủ. Chuyên viên Pháp chế cũng thuộc sự quản lý của doanh nghiệp. Họ có thể được ưu tiên một số nội quy về thời gian và môi trường làm việc, nhưng các nội quy nghĩa vụ khác vẫn cần được hoàn thành.


MỨC LƯƠNG CỦA CHUYÊN VIÊN PHÁP CHẾ 

Hiện nay nhân viên pháp chế là một trong những vị trí được trả lương trung bình cao so với mặt bằng thị trường. Bên cạnh đó họ thường được hưởng thêm các chế độ thưởng, phúc lợi khác theo quy định của luật pháp nên nhìn chung khá cao.

Trung bình mức lương trung bình của một Chuyên viên Pháp chế là 15 triệu đồng/tháng, tính chung trên thị trường cả nước. Với doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp thường chọn các công ty luật với các dịch vụ tư vấn khi cần thiết.

Đối với doanh nghiệp lớn, mức lương của vị trí này thường dao động trong khoảng 15 – 25 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ còn cao hơn nữa với môi trường làm việc thuộc các tập đoàn vốn nước ngoài


Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vị trí chuyên viên pháp chế và những kĩ năng cần có của một chuyên viên pháp chế giỏi. Nếu như bạn có ưa thích nghề nghiệp này và mong muốn trở thành chuyên viên pháp chế thì hãy tích lũy kiến thức và kinh nghiệp ngay từ bây giờ để làm hành trang cho công việc sau này. Đón đọc thêm những bài viết của chúng tôi về chuyên mục nghề nghiệp tại đây

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!