Chứng Nhận ISO 50001:2018 – Hệ thống Quản lý Năng lượng

0
SHARES
138
VIEWS

Tổ chức/ Doanh Nghiệp của bạn đang muốn sử dụng năng lượng  hiệu quả và tiết kiệm thì không thể bỏ qua được hệ thống quản lý ISO 50001:2018. Đây là bộ tiêu chuẩn Quốc tế được ban hành giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng tiêu chuẩn ISO 50001 để kiểm soát được mức tiêu thụ năng lượng. Đồng thời có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của họ.  Ngày càng nhiều giấy chứng nhận ISO 50001 được cấp cho các tổ chức trên toàn cầu và số lượng này đang tăng lên không ngừng.

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN ISO 50001

ISO 50001 là tiêu chuẩn được công bố bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). ISO 50001 là hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu. ISO 50001 là tiêu chuẩn được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục, mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn phổ biến khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. ISO 50001 giúp Doanh nghiệp xây dựng chính sách năng lượng, thiết lập các mục tiêu để đáp ứng chính sách, sử dụng dữ liệu để đáp ứng các mục tiêu, đo lường hiệu quả chính sách và liên tục cải thiện chính sách.

Mục đích chính của ISO 5001 là sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn này dựa trên mô hình PDCA, tương tự như một số tiêu chuẩn ISO khác. ISO 5001 giúp Doanh nghiệp xây dựng chính sách năng lượng, thiết lập các mục tiêu để đáp ứng chính sách, sử dụng dữ liệu để đáp ứng các mục tiêu, đo lường hiệu quả chính sách và liên tục cải thiện chính sách.

Đánh giá chứng nhận ISO 50001 sẽ do các tổ chức chứng nhận độc lập thực hiện. Chứng nhận này cũng giúp Doanh nghiệp đáp ứng ESOS của Vương quốc Anh.


GIA ĐÌNH ISO 50001 BAO GỒM CÁC TIÊU CHUẨN

– ISO 50001:2018 – Energy management systems – Requirements with guidance for use/ Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

– ISO 50002:2014 – Energy audits – Requirements with guidance for use/ Kiểm toán năng lượng –Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

– ISO 50003:2014 – Energy management systems – Requirements for bodies providing audit and certification of energy management systems/ Hệ thống quản lý năng lượng – Yêu cầu đối với các cơ quan cung cấp kiểm toán và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng.

Trong số các tiêu chuẩn trên chỉ có tiêu chuẩn ISO 50001 là tiêu chuẩn được chứng nhận.

Kể từ đó tới nay, tiêu chuẩn đó đã có mặt trên hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới và đã có hàng ngàn chứng chỉ đã được cấp cho các tổ chức. Con số này đang không ngừng tăng lên trong tương lai.

TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018 – PHIÊN BẢN MỚI NHẤT

Hiện tại phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 50001 chính là ISO 50001:2018. Đây là bộ tiêu chuẩn được chỉnh sửa và cập nhật so với phiên bản trước đó là ISO 50001:2011.

Theo đó thì phiên bản mới này sẽ thay thế phiên bản cũ sẽ hết hạn vào ngày 20 tháng 8 năm 2021. Nghĩa là các tổ chức/ doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện việc chuyển đổi muộn nhất vào ngày 20/8/2021

Việc chuyển đổi này là một trong những việc quan trọng để giúp hệ thống của tổ chức của bạn đáp ứng được với phiên bản cập nhật . Do vậy tổ chức/ doanh nghiệp cần bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này càng sớm càng tốt. Doanh nghiệp cần lên kế hoạch hợp lý để thay đổi hệ thống quản lý.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI ISO 50001:2018

  • Tổ chức/ doanh nghiệp của bạn cần phải đảm bảo rằng các nhân viên của họ được đào tạo và hiểu được các yêu cầu và thay đổi chính đối với các tiêu chuẩn.
  • Tổ chức/ doanh nghiệp của bạn cần phải xác minh các điểm chưa phù hợp của một hệ thống so với các tiêu chuẩn mới có đề cập để lên kế hoạch khắc phục.
  • Tiến hành thực hiện những hành động khắc phục và cải tiến hệ thống một cách hiệu quả để đáp ứng được các yêu cầu mới.
  • Doanh Nghiệp / tổ chức của bạn cần đánh giá một cách hiệu quả việc thực hiện thông qua hình thức đánh giá nội bộ.

DOANH NGHIỆP NÀO CẦN CHỨNG NHẬN ISO 50001

Hầu hết mọi ngành nghề kinh doanh đều cần phải sử dụng nguồn năng lượng. Đây có thể là một trong những yếu tố chiếm chi phí khá lớn tuy nhiên có thể kiểm soát được. Chứng nhận ISO 50001 có thể được áp dụng cho mọi doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như các nhà máy công nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất, thương mại vv. ISO 50001 cung cấp các lợi ích cho các tổ chức lớn và nhỏ, trong cả khu vực công và tư, trong sản xuất và dịch vụ, ở tất cả các khu vực trên thế giới.

Nếu Doanh nghiệp đã có chứng nhận  ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường. Bạn đã có một hệ thống quản lý sẵn thì việc áp dụng 50001 khá dễ dàng. Vì nếu bạn đã có sẵn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, thì bạn đã sẵn sàng tuân thủ ISO 50001.


NHỮNG LỢI ÍCH KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 50001

Nhờ có hệ thống quản lý năng lượng được chứng nhận ISO 50001 giúp cung cấp lợi ích về chi phí có thể đo được cho các tổ chức. Nhờ hệ thống quản lý năng lượng tiên tiến mà sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn đạt được tính minh bạch cao hơn. Khung hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 có thể thúc đẩy lợi nhuận của bạn thông qua các cải tiến có hệ thống. Hơn nữa, các công ty có chứng nhận ISO 50001 được hưởng lợi từ danh tiếng nâng cao bằng cách có thể chứng minh các cam kết môi trường của họ . Cụ thể với các lợi ích mà ISO 50001 mang lại như sau:

  • GIẢM CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG

Hệ thống EnMS sẽ giúp cho tổ chức của bạn đánh giá hiệu quả mức sử dụng năng lượng và xác định các cơ hội để giảm thiểu sự tiêu thụ nguồn năng lượng hiệu quả hơn. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ việc thực hiện các biện pháp kiểm soát để quản lý việc sử dụng năng lượng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng. Giảm lãng phí và sử dụng năng lượng dẫn đến chi phí năng lượng thấp hơn.

  • CHỦ ĐỘNG HƠN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG

Nhờ việc sử dụng năng lượng có hiệu quả mà các tổ chức/ doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc sử dụng năng lượng vào sản xuất kinh doanh. Tổ chưc sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp năng lượng và ít bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng chi phí năng lượng. ISO 50001 giúp các tổ chức cải thiện việc lập kế hoạch năng lượng, điều này cũng giúp họ ít bị rủi ro hơn.

  • GIẢM TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Việc sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả và tiết kiệm hơn sẽ giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường của tổ chức. Điều này mô hình chung sẽ giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên và giảm hiệu quả sự tiêu thụ các nguồn nguyên liệu hóa thạch. Việc này giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kinh gây biến đổi khí hậu.

Đây là lý do tại sao  ISO 50001 đã được thảo luận như một công cụ quan trọng cho hành động vì khí hậu bởi các tổ chức như Bộ trưởng Năng lượng Sạch, một diễn đàn toàn cầu nhằm thúc đẩy năng lượng sạch.

  • DANH TIẾNG ĐƯỢC CẢI THIỆN

Nhờ có chứng nhận ISO 50001 được công nhận toàn cầu mà sẽ giúp các tổ chức có thể nâng cao danh tiếng và hình ảnh với khác hàng, đối tác và các bên liên quan. Việc giảm tác động tối đa đên hệ thống môi trường và tiết kiệm chi phí sẽ giúp nâng cao uy tín từ việc đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn này cũng có thể góp phần cải thiện nhận thức này.

  • MỞ RỘNG HƠN NỮA THỊ TRƯỜNG KINH DOANH

Hiện nay nhiều tổ chức có yêu cầu đối tác của mình có các chứng chỉ cụ thể trước khi làm việc với nhau. Nhờ có được hình ảnh và danh tiếng tốt trong ngành mà tổ chức của bạn có thể có được nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa. Chứng nhận quản lý năng lượng cũng có thể mang lại lợi thế cho tổ chức so với các đối thủ cạnh tranh. Trong cả hai trường hợp, ISO 50001 có thể giúp tổ chức giành được nhiều lợi nhuận hơn.

  • HỖ TRỢ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

Chứng nhận ISO 50001 là một trong nhyững bằng chứng giúp tổ chức chứng minh hoạt động của mình phù hợp và tuân thủ các pháp luật hiện tại.

Việc có Hệ thống quản lý môi trường cũng giúp một công ty điều chỉnh nhanh hơn những thay đổi trong các yêu cầu pháp lý. Ví dụ: chứng nhận ISO 50001 có thể giúp các tổ chức đảm bảo tuân thủ  Chương trình Cơ hội Tiết kiệm Năng lượng (ESOS). Đây là chương trình đánh giá năng lượng bắt buộc đối với một số tổ chức lớn ở Anh Quốc.

  • HỖ TRỢ ĐÁP ỨNG CÁC MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG

Nhiều tổ chức cũng đang đặt ra các mục tiêu về môi trường. Chẳng hạn như các mục tiêu về hiệu quả năng lượng hoặc năng lượng sạch mà luật pháp không yêu cầu.

Chứng nhận ISO 50001 có thể giúp các tổ chức đạt được những mục tiêu này. Đồng thời theo dõi tiến trình đạt được chúng. Việc có Hệ thống quản lý môi trường cũng có thể giúp tổ chức chuẩn bị tốt hơn để áp dụng các mục tiêu đó. Hoặc cập nhật các mục tiêu của họ trong tương lai.


QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 50001

Để nhận được giấy chứng nhận ISO 50001:2018 được công nhận quốc tế thì cần phải xây dựng một kế hoạch bài bản để được chứng nhận hệ thống của bạn đang đáp ứng đúng với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 50001. Qúa trình chứng nhận ISO 50001 cũng giống như các quy trình chung đối với các hệ thống tiêu chuẩn ISO khác. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu quy trình đó:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Tổ chức cần phải liên hệ và trao đổi thông tin sơ bộ với tổ chức chứng nhận. Thông thường với các nguồn thông tin sẽ bao gồm có lĩnh vực chứng nhận, quy mô tổ chức và xác định phạm vi sẽ được chứng nhận sau này.

Thông thường tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành xem xét các thông tin và tiến hành lên kế hoạch đánh giá sự phù hợp.

Bước 2: Đánh giá chứng nhận

Lúc này tổ chức đánh giá sẽ tiến hành việc thực hiện công việc đánh giá. Kế hoạch đánh giá sẽ được lên và báo cho tổ chức/ doanh nghiệp được đánh giá. Thông thường sẽ bao gồm có 2 cuộc đánh giá sẽ diễn ra. Một cuộc đánh giá sơ bộ tài liệu và cuộc đánh giá chính thức tại thực tế doanh nghiệp.

Một lưu ý trong bước này với tổ chức/ doanh nghiệp là họ đã áp dụng hệ thống này trong tối thiểu là 3 tháng. Lúc này doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đánh giá chính thức.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Sau khi tổ chức chứng nhận đã đến đánh giá chính thức thì chuyên gia đánh giá sẽ xác nhận sự phù hợp của hệ thống quản lý theo ISO 50001. Một báo cáo đánh giá sẽ được lập sau đó. Sau khi được hội đồng thẩm xét đánh giá báo cáo đánh giá nếu không thấy điểm không phù hợp thì doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận. \

Gía trị của giấy chứng nhận ISO 50001:2018 được cấp cho doanh nghiệp sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Mỗi năm sẽ được đánh giá giám sát hàng năm. Sau 3 năm sẽ đến quá trình đánh giá tái chứng nhận.

ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU

Đánh giá giai đoạn 1

Với những tổ chức/ doanh nghiệp lần đầu đánh giá chứng nhận sẽ có nhiều bỡ ngỡ nên cần một bên tư vấn xây dựng hệ thống bài bản. Với tổ chức chứng nhận thì mục đích của việc đánh giá này để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện đánh giá. Thông thường thì sẽ tiến hành đánh giá hệ thống tài liệu. Tổ chức chứng nhận đó sẽ xem xét các tài liệu của doanh nghiệp xem có đầy đủ và phù hợp với các tiêu chuẩn hay chưa. Xem xét lãnh đạo có hay chưa ? doanh nghiệp có hồ sơ đánh giá nội bộ hay không ?

Những việc chuyên gia sẽ tiến hành giai đoạn 1 này:

•Xác nhận tính chính xác các thông tin Doanh nghệp cung cấp
•Xác nhận rằng hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn
•Xác nhận tình trạng triển khai hệ thống của Doanh nghiệp.
•Xác nhận phạm vi chứng nhận.
•Kiểm tra tuân thủ pháp luật
Đầu ra của đánh giá giai đoạn 1 sẽ là:
•Báo cáo đánh giá tài liệu; các điểm doanh nghiệp cần khắc phục; các điểm chưa phù hợp của doanh nghiệp.
•Kế hoạch đánh giá giai đoạn 2

Đánh giá giai đoạn 2

Với giai đoạn này thì tổ chức đánh giá sẽ xác nhận rằng hệ thống quản lý của tổ chức/ doanh nghiệp bạn hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn được thực hiện trong thực tế.

Tức là, chuyên gia đánh giá sẽ xem xét việc thực hiện quy trình thực tế của doanh nghiệp. Đánh giá hệ thống có vận hành đúng theo yêu cầu tiêu chuẩn. Doanh nghiệp có áp dụng các quy trình vào thực tế hay không ?

Những việc chuyên gia sẽ tiến hành giai đoạn 1 này:

• Đánh giá các hồ sơ, bằng chứng thực hiện tại doanh nghiệp
• Đánh giá thao tác, việc thực hiện quy trình trong thực tế.
• Phát hiện, báo cáo các điểm không phù hợp
Nếu chuyên gia đánh chứng nhận phát hiện sự không phù hợp nặng. Doanh nghiệp cần khắc phục nó và có bằng chứng về hành động khắc phục.

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 50001:2018 cho Doanh nghiệp khi:
1/ Tất cả các điểm yêu cầu trong tiêu chuẩn được thực hiện
2/ Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có)
3/ Doanh nghiệp đã đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo

ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT ĐỊNH KỲ

Chứng chỉ ISO 27001 được cấp sẽ có hiệu lực trong 3 năm. Hiệu lực của giấy chứng nhận được đảm bảo bằng đánh giá giám sát hàng năm và đánh giá tái chứng nhận 3 năm.

Đánh giá giám sát được thực hiện hàng năm để đảm bảo rằng Doanh nghiệp vẫn duy trì tuân thủ yêu cầu tiêu chuẩn trong suốt chu kỳ chứng nhận (03 năm)

Thời gian đánh giá giám sát phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực của Doanh nghiệp. Thông thường thời gian đánh giá giám sat là 12 tháng/lần.

Trong quá trình đánh giá giám sát, Doanh nghiệp phải chứng minh sự phù hơp của Hệ thống.

Doanh nghiệp có thể tham khảo về việc tư vấn áp dụng ISO 50001:2018 tại bài viết:

 


Có thể nói số lượng các doanh nghiệp/ tổ chức đạt được giấy chứng nhận  ISO 50001:2018 ngày càng nhiều. Việc này mang lại ưu thế chủ động, sự tự tin cho bản thân doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ họ làm ra đảm bảo các yêu cầu của hệ thống quản lý năng lượng tiên tiến quốc tế. Để được chứng nhận ISO 50001:2018 bạn có thể liên hệ diendaniso.com để được hỗ trợ chuyên nghiệp nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!