Nhiều đơn vị sản xuất sản phẩm thường có thắc mắc về giấy chứng nhận hợp quy là gì ? chúng áp dụng cho những đối tượng nào ? Để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất xin mời bạn đọc bài viết sau của diendaniso.com.
Nội dung
KHÁI NIỆM CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Theo như quy định thì đối tượng áp dụng chủ yếu của chứng nhận hợp quy bao gồm các loại hàng hóa,sản phẩm, dịch vụ, quá trình và môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Những quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
CÁC SẢN PHẨM PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ ?
Các sản phẩm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy rất đa dạng bao gồm các nhóm sản phẩm chính như sau:
- Nhóm sản phẩm thực phẩm: Bia, rượu, Sữa, rượu, các phụ gia thực phẩm…
- Nhóm sản phẩm thuộc quản lý Bộ Khoa học công nghệ: Điện, điện tử, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em….
- Nhóm nông nghiệp: Phân bó; Thức ăn chăn nuôi; Thuốc bảo vệ thực vật; Giống cây trồng…
- Nhóm sản phẩm thuộc quản lý Bộ Giao thông – Vận tải: Xe đạp điện; Thiết bị giám sát hành trình; Gương, lốp, kính.
- Nhóm vật liệu xây dựng
- Nhóm sản phẩm thông tin, truyền thông: Điện thoại di động; Laptop, máy vi tính; Thiết bị truyền thông…
- Các nhóm sản phẩm khác theo quy định
DẤU HỢP QUY
CÁC PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Theo thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012 về quy định công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Có 8 phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy.
Phương thức 1: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình.
Phương thức 2: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là giám sát thông qua thử nghiệm để lấy mẫu trên thị trường.
Phương thức 3: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và sau đó đánh giá quá trình sản xuất.
Và thực hiện giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy ở chính tại nơi sản xuất và kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm.
Phương thức 4: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình cùng việc đánh giá quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó là giám sát thông qua việc thử nghiệm lấy mẫu ngay tại nơi sản xuất và có cả trên thị trường. Và kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức 5: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hành và sau đó đánh giá về quá trình sản xuất. Thực hiện việc giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở chính nơi sản xuất hoặc là lấy mẫu ở trên thị trường. Bên cạnh đó vẫn phải kết hợp với việc đánh giá cả quá trình sản xuất.
Phương thức 6: Thực hiện đánh giá cùng giám sát hệ thống quản lý.
Phương thức 7: Thực hiện thử nghiệm và đánh giá về lô sản phẩm, hàng hóa.
Phương thức 8: Chỉ thực hiện thử nghiệm hoặc là thực hiện kiểm định toàn bộ số phản phẩm hay hàng hóa
Trong 8 phương thức trên thì phương thức 5 và phương thức 7 là 2 phương thức được sử dụng phổ biến nhất. Chúng áp dụng cho đa số các loại sản phẩm hiện hành, cần thiết như công bố thực phẩm, công bố hợp quy về đồ chơi trẻ em, công bố hợp quy về vật liệu xây dựng,…
Quy chuẩn được dùng để thực hiện chứng nhận hợp quy đó là quy chuẩn kỹ thuật phải theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Chứng nhận hợp quy là loại hình chứng nhận mà nó được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu chứng nhận.
TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY CỦA SẢN PHẨM
Vì sao cần phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy của sản phẩm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc chứng nhận hợp quy có liên quan đến nhiều phía và cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp
Với doanh nghiệp việc có được giấy chứng nhận hợp quy sẽ giúp minh chứng cho doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua hàng của doanh nghiệp đạt chất lượng cao. Nhờ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Giấy chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.
Chứng nhận hợp quy: Là một trong những văn bằng pháp lý làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thì trường trong nước và quốc tế do được bên thứ ba chứng nhận.
Đối với người tiêu dùng
Khi người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy thì sẽ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Về phía cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ giúp đảm bảo việc quản lý các loại sản phẩm đang được lưu hành trên thị trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm và hàng hóa.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Tổ chức chứng nhận sẽ được thực hiện công việc chứng nhận sau khi đã được thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan.Quy trình chứng nhận hợp quy sẽ thường bao gồm những bước sau:
1 Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
2 Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu).
3 Đánh giá chính thức, bao gồm:
- Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
- Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
4 Báo cáo đánh giá
5 Cấp Giấy chứng nhận
6 Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 – 12 tháng/ 1 lần).
Xem thêm: Chứng Nhận Hợp Chuẩn Là Gì ?