Trong ngành đánh giá – chứng nhận bạn thường gặp thuật ngữ “Đánh giá sự phù hợp”. Đây là thuật ngữ được nêu khá rõ trong khoản 5 điều 3 của Luật TC&QC Kỹ thuật. Trong này có nêu rõ:
“Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định”.
Mục đích của việc đánh giá sự phù hợp chính là cung cấp lòng tin cho người sử dụng rằng các yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và hệ thống được đáp ứng. Niềm tin tưởng đó, đến lượt bản thân nó, sẽ đóng góp trực tiếp cho sự chấp nhận của thị trường đối với các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống này. Sự tin tưởng của người sử dụng có thể đạt được thông qua sự hợp tác giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp và/hoặc các tổ chức được công nhận, dẫn đến việc thừa nhận lẫn nhau và sự quảng bá xuyên biên giới về công việc của các bên tham gia.
(khoản 5 điều 3 của Luật TC&QC Kỹ thuật)