Vốn pháp định là gì? Đặc điểm và Quy định pháp luật về vốn pháp định

0
SHARES
35
VIEWS

Vốn là một yếu tố quan trọng cần thiết để khởi tạo bất kỳ một dự án kinh doanh nào. Bạn thường quen thuộc với các loại vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn góp… còn vốn pháp định ít được nhắc tới hơn. Đây là loại vốn pháp định là một loại vốn khá đặc thù và được áp dụng trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Vốn pháp định là gì? Quy định pháp luật về vốn pháp định khi kinh doanh các ngành nghề, khi thành lập công ty như thế nào? Bài viết sau diendaniso.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ loại vốn đặc biệt này

vốn pháp định là gì


VỐN PHÁP ĐỊNH LÀ GÌ ?

Hầu hết ai đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp đều có câu hỏi về vốn pháp định là gì ? Theo như Luật doanh nghiệp 2005 có quy định khái niệm vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Tuy nhiên đến Luật doanh nghiệp 2014, thì khái niệm này đã không được nêu cụ thể nữa.

Vậy nên, có thể hiểm một cách đơn giản rằng, Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.


QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ VỐN PHÁP ĐỊNH

Theo như các quy định của chính phủ có quy định số vốn pháp định với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

vốn pháp định là gì

Vĩ dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỉ đồng

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.


ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN PHÁP ĐỊNH

Chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số những đặc điểm của vốn pháp định để bạn hiểu hơn về loại vốn đặc biệt này:

  • Đối tượng áp dụng: Theo quy định thì có các tổ chức muốn đăng kí kinh doanh thuộc những ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định.
  • Phạm vi áp dụng: Hầu hết đa phần các loại vốn pháp định đều được quy định tốt trong các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định,… hoặc trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
  • Khi nào giấy xác nhận vốn pháp định được cấp: Thời điểm trước lúc doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Vốn kinh doanh, vốn góp của doanh nghiệp không được thấp hơn vốn pháp định.
  • Lưu ý rằng vốn pháp định và vốn điều lệ là khác nhau.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN PHÁP ĐỊNH ?

Vốn pháp định do Chính phủ đặt ra khi doanh nghiệp thành lập. Việc quy định mức vốn pháp định ở các ngành nghề có quy định chính là cơ sở giúp đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên liên quan bao gồm khách hàng, người tiêu dùng, đối tác của tổ chức kinh doanh đó.

vốn pháp định là gì

Việc doanh nghiệp của bạn có vốn pháp định bạn có thể chứng minh được năng lực và tiềm lực kinh tế để hoạt động tốt trong lĩnh vực của bạn. Ngoài ra đây là khoản tài chính để doanh nghiệp chứng tỏ họ có thể đảm bảo cho khách hàng đầy củ các quyền lợi của họ giúp gia tăng lòng tin của khách hàng với tổ chức của bạn.

Việc xác định vốn pháp định có thể giúp cho đối tác, khách hàng có thể xem xét các vấn đề về tài chính của doanh nghiệp mà bạn muốn hợp tác chung với họ.


CÁC NGÀNH NGHỀ CÓ YÊU CẦU VỐN PHÁP ĐỊNH

Hiện nay một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định theo quy định của Pháp luật. Vì vậy, mỗi tổ chức/cá nhân khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần chú ý một số ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định được nêu dưới đây:

  • Bán hàng đa cấp: 300 triệu đồng.
  • Thành lập trường đại học tư thục: 500 tỷ.
  • Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng.
  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành: Từ 100 – 500 triệu đồng, tùy vào đối tượng khách hàng cung cấp dịch vụ.
  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng.
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8 tỷ đồng.
  • Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng.
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh: 10 tỷ đồng.

Tổ chức tín dụng:

  • Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.
  • Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
  • Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
  • Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

vốn pháp định là gì


Các ngành nghề không cần vốn pháp định

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì có các ngành nghề KHÔNG cần vốn pháp định bao gồm:

  • Thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh.
  • Bảo hành/bảo dưỡng ô tô
  • Kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đường sắt
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu, vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và du lịch
  • Kinh doanh phân bón vô cơ
  • Hoạt động tổ chức/bồi dưỡng/đào tạo về đấu thầu
  • Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (áp dụng với đối tượng khách hàng là người nước ngoài)

VỐN PHÁP ĐỊNH CÓ BẮT BUỘC KHÔNG ?

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì vốn pháp định không bắt buộc với tất cả các ngành nghề. Chỉ có một số loại hình kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia sẽ cần phải quy định mức vốn pháp định.

Ví dụ như:

  • Ngành kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất là 1 triệu Đô la Mỹ;
  • Ngành kinh doanh dịch vụ kiểm toán là 5 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe tối thiểu 300 tỷ đồng
  • Kinh doanh ca-si-nô tối thiểu 2 tỷ USD…

>>> Vốn điều lệ là gì? Quy định và cách tính Vốn điều lệ


Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi đã cho bạn hiểu biết về vốn pháp định và những ý nghĩa của loại vốn này trong việc kinh doanh. Đây là loại vốn đặc biệt mà bất ý ai có ý định mở doanh nghiệp cần hiểu để đưa ra kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Tham khảo thêm các bài viết từ diendaniso để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!