Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của vĩ nhân Karl Marx

0
SHARES
34
VIEWS

Karl Marx được biết đến như một nhà triết gia, nhà kinh tế học và một nhà tư tưởng lớn vĩ đại. Cuộc đời và sự nghiệp của ông có nhiều đóng góp cho nền chính trị và kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới. Bài viết này diendaniso.com Sẽ giới thiệu cho bạn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng Karl Marx.

Karl Marx

KARL MARX LÀ AI ?

Karl Marx hay Các Mác sinh năm 1818 ở thành phố Trier thuộc nước Đức xưa. Được biết Trier là thủ đô của công quốc tôn giáo lớn tuy nhiên cuộc sống của thành phố này cũng bộc lộ ra nhiều mâu thuẫn xã hội khá sâu sắc giữa tầng lớp dân giàu và nghèo.

Karl Marx có cha tên Heinrich Marx là một người có học thức khá rộng. Ông am hiểu khá rõ về các tác phẩm của nhà tư tưởng Pháp thế kỉ XVIII. Ông rất yêu quý con trai của mình và hai cha con rất quấn quýt lấy nhau. Ông rất kính trọng người cha của mình và luôn đem theo mình những tấm ảnh của bố chụp cho đến tận mãi sau này.

Mẹ của Karl Marx là bà Henrietta Pơretbơt là một bà nội trợ đúng nghĩa khi dành nhiều thời gian chăm lo cho chín người con của mình. Thời thơ ấu thì Karl Marx là một người con trai hiểu biết thông minh và thường xuyên pha trò cho mọi người.

karl marx

Khi tròn 12 tuổi Karl Marx vào học tại trường trung học và bộc lộ khả năng về toán học khá tốt. Cho đến những năm học phổ thông thì Karl Marx đã may mắn có những người thầy giỏi chỉ bảo về triết học và vật lý học.

Năm 1835 Karl Marx tốt nghiệp phổ thông và vào trường Đại học Tổng hợp Bonn để theo học ngành luật.


Tuy nhiên chỉ sau 2 tháng sau đó ông đã theo học tại Trường Tổng hợp Berlin. Ngoài việc theo học Luật học và ngoại ngữ thì Karl Marx bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu triết học suốt những năm sau đó. Sau đó không lâu khi tròn 23 tuổi ông nhận bằng tiến sĩ triết học với luận án về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của êpiquơ tại trường Đại học Tổng hợp Jena.

Cũng trong khoảng thời gian này Mac có gặp và kết hôn với người vợ của mình là Gianny trước sự phản đối kịch liệt của nhà vợ. Sau đó hai vợ chồng ông đến Paris Pháp sống. Tại đây đã có khá nhiều trải nghiệm cho quãng đời chính trị của Mac.

Karl Marx

Khi nhắc đến Karl Marx thì phải nói đến cặp đôi với Ăngghen. Cơ duyên gặp nhau khi Ăngghen trên đường sang Anh ghé thăm Bộ Biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh. Sau đó Ăngghen đến thăm Mac tại Pháp và giữa hai người đã có nhiều cuộc nói chuyện cởi mở và trở thành bạn chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả các vấn đề lý luận và chính trị.

Cuộc đời làm chính trị của Karl Marx khá trôi nổi. Năm 1845 sau khi bị Chính phủ Pháp trục xuất thì Mác đã rời Paris đến Brussel Bỉ. Sau đó ít lâu Ăngghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau.
Không lâu sau đó khi cách mạng Pháp nổ ra thì chính phủ Bị lại trục xuất Mác do đó ông lại đến Paris tiếp tục làm việc cùng với Ăngghen đến Koln một thành phố nhỏ của Đức. Lúc này Mác đã trở thành tổng biên tập của tờ Báo mớ tỉnh Ranh.

Năm 1849 thì chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và lúc này Mác lại bị trục xuất. Về cuối đời Mác đi đến London thủ đô của Anh và sống đến cuối đời ở đó.

Ngày 14-3-1883 Karl Marx qua đời ở London và được an táng tại nghĩa trang Highgate, Bắc London.


SỰ NGHIỆP DẠY HỌC VÀ LÀM BÁO CỦA ÔNG

Ban đầu khi ra trường Mác mơ ước được dạy học tuy nhiên không thành. Sau đó ông chuyển sang làm báo và nhanh chóng trở thành chủ bút tờ Nhật báo Rheiniche Zeitung. Ông trở thành linh hồn của tờ báo dù Mác trẻ hơn tất cả các đồng chí của mình.

Tờ báo bán rất chạy nhưng vì đả kích không ngừng nhà vua, đa kích cả Nga hoàng nên báo bị đình bản.

Có thể thấy được trong suốt quãng thời gian đó thì đôi bạn Karl Marx và Ăngghen luôn gắn bó với nhau và sát cánh trước sóng gió của đấu tranh cách mạng. Nhiều khoảng thời gian Ăngghen nâng đỡ gia đình Marx trong những ngày túng bấn ở London. Họ hỗ trợ nhau trong công trình xây dựng chủ nghĩa Marx.

karrl mã

Các Mác không chỉ là một nhà tư tưởng, nhà bác học thiên tài, mà còn là nhà cách mạng vĩ đại. Sinh ra tại nước Ðức giàu truyền thống cách mạng và bôn ba hoạt động ở nhiều nước Tây Âu, Mác tận mắt chứng kiến sự bần cùng của những người lao động làm thuê và sự bất công của xã hội tư bản. Với trái tim nhân hậu thấm đượm tinh thần nhân văn cộng sản và nhiệt huyết cách mạng, Người đã hiến dâng trọn cuộc đời mình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Chính bằng hoạt động trực tiếp trong phong trào công nhân, Mác đưa lý luận thâm nhập vào phong trào, biến lý luận thành lực lượng vật chất to lớn, thúc đẩy cách mạng và sự phát triển của xã hội. Kiên định một cách nhất quán lập trường cách mạng, Mác không bao giờ lùi bước, khuất phục trước sức ép của chính quyền tư sản, đồng thời cũng kiên quyết chống lại mọi biểu hiện giáo điều, cơ hội, xét lại phản bội lý tưởng, mục tiêu cách mạng, đi ngược lại nguyên tắc, quyền lợi của phong trào công nhân. Người chỉ rõ, phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn cụ thể mà đề ra mục tiêu cách mạng phù hợp, giữ vững nguyên tắc nhưng mềm dẻo về phương pháp và linh hoạt về hình thức đấu tranh.

karl marx

Cuộc đời chiến đấu quyết liệt và không mệt mỏi chống mọi kẻ thù của giai cấp vô sản, chống lại các thứ trào lưu tư tưởng không vô sản và chống vô sản, sự làm việc rất khẩn trương mà công tác lý luận đòi hỏi, sự nghèo khổ của cuộc sống lưu vong cộng với bệnh tật và những đau thương trong gia đình làm cho sức khỏe của Mác ngày càng suy yếu. Ngày 14/3/1883, Mác yên giấc nghìn thu trên chiếc ghế bành, trước bàn làm việc.


NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI CỦA C.MÁC

Không chỉ là một nhà lý luận thiên tài mà ông còn là một nhà cách mạng vĩ đại. Ông là người cổ vũ và nhà lãnh đạo chủ chốt của Quốc tế chống lại chủ nghĩa cơ hội trong phong trảo công nhân. Ông chiến đấu cả đời không mệt mỏi chống lại mọi kẻ thù của giai cấp vô sản và chống lại với các trào lưu tư tưởng đi ngược với giai cấp vô sản.

C.Mác đã để lại cho nhân loại di sản tư tưởng khoa học đồ sộ, sâu sắc, trong đó nổi bật là: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra – quy luật giá trị thặng dư; tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

  • Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

C.Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và là người vạch ra quy luật phát triển của xã hội loài người. C.Mác đã tìm ra những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người, đó là: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên…

  • Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra – quy luật giá trị thặng dư

Với quy luật phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên nên khi nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác cho rằng: quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là một hình thái lịch sử nhất định của quá trình sản xuất xã hội. Đó là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, là mục đích trực tiếp và là động cơ quyết định của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó phản ánh quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê và nó cũng là cơ sở của sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản.

  • Tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản

C.Mác đã có công làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học những điều kiện kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như những điều kiện chính trị, xã hội đã tạo nên các quan hệ giai cấp trong xã hội tư bản.

Từ đó, C.Mác đã đi đến khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản – giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; giai cấp có đủ điều kiện khách quan quy định sứ mệnh của mình, có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện sứ mệnh giải phóng chính bản thân mình tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại.


TƯ TƯỞNG CỦA MARX CHỊU ẢNH HƯỞNG 

Tư tưởng của Marx thể hiện những ảnh hưởng mạnh từ những người đi trước có thể kể đến như sau:

  • Phương pháp biện chứng và khuynh hướng lịch sử của Hegel
  • Kinh tế chính trị cổ điển của Adam Smith và David Ricardo
  • Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và xã hội Pháp, đặc biệt là tư tưởng của Jean-Jacques Rousseau, Henri de Saint-Simon và Charles Fourier
  • Chủ nghĩa duy vật triết học Đức thời kỳ đầu, đặc biệt là của Ludwig Feuerbach
  • Sự đoàn kết với tầng lớp lao động của Friedrich Engels

C.Mác là một thiên tài với những tư tưởng tiến bộ, vĩ đại, suốt cuộc đời nghiên cứu khoa học và hoạt động cách mạng, C.Mác cùng Ph.Ăngghen xây dựng nên chủ nghĩa Mác, một học thuyết, một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng. Ðây là những cơ sở lý luận khoa học, vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp vô sản và giải phóng nhân loại trên toàn thế giới.

Học thuyết Mác là tiền đề, là cơ sở nền tảng quan trọng được V.I.Lênin kế thừa, bổ sung và phát triển, trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!