Tư duy chiến lược là gì ? Các kỹ thuật rèn luyện tư duy chiến lược

0
SHARES
76
VIEWS

Việc định hướng phát triển các hoạt động trong doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt của một nhà lãnh đạo. Để làm tốt được việc này thì cần có được năng lực tư duy chiến lược. Vậy tư duy chiến lược là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng này trong lãnh đạo doanh nghiệp và phương pháp rèn luyện tư duy chiến lược ra sao. Diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết này.

tư duy chiến lược là gì


TƯ DUY CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ ?

Tư duy chiến lược trong tiếng Anh có nghĩa là strategic thinking. Đây là một loại tố chất và năng lực cá nhân cần có của các nhà lãnh đạo. Tư duy chiến lược được hiểu là khả năng xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. Qua đó lãnh đạo có thể đưa ra được các phương án, kế hoạch nhằm đảm bảo các lợi ích cho doanh nghiệp trong dài hạn.

Việc áp dụng tư duy chiến lược là điều cần thiết trong kinh doanh của các nhà lãnh đạo. Bằng tư duy đó các nhà lãnh đạo có thể xác định được chiến lược cụ thể trong kinh doanh, giữ chân nhân tài và làm hài lòng được khách hàng của doanh nghiệp.

tư duy chiến lược

TẠI SAO TƯ DUY CHIẾN LƯỢC LẠI QUAN TRỌNG NHƯ VẬY ?

Có thể nói để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba bạn cần phải có nhiều tố chất hơn người. Để có thể nhìn xa trông rộng và lèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua thử thách. Là một nhà lãnh đạo cực kì cần phải có tư duy chiến lược và tầm quan trọng của chúng được thể hiện như sau:

Xây dựng tốt phương hướng phát triển của doanh nghiệp bạn

Bằng việc áp dụng tốt và đúng các tư duy chiến lược. Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp sẽ được đề ra giúp đảm bảo một cách chính xác và chắc chắn các kế hoạch mà bạn đạt được. Thông qua việc phân tích cũng như dự báo về môi trường. Doanh Nghiệp của bạn có thể phát triển theo một lộ trình rõ ràng và đi đúng hướng cũng như hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra một cách xuất sắc.

Tạo liên kết thống nhất trong tổ chức

Một khi bạn là một nhà lãnh đạo và bạn đã mường tượng ra được một quỹ đạo chung cho một tổ chức cũng như doanh nghiệp và phòng ban cụ thể. Một doanh nghiệp có thể được tổ chức với những lợi ích cá nhân để cùng hướng đến bước phát triển tốt nhất. Việc tạo ra được một mối liên kết trong công ty với các nhân viên và các cấp quản lý lãnh đạo với nhau sẽ giúp cho bạn có được một phương hướng phát triển gắn với sự liên kết bền vững của tổ chức.

tư duy chiến lược

Cơ sở để doanh nghiệp phát triển

Đây chính là một trong những yếu tố giúp cho các lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định mang tính chiến lược và cơ hội cho doanh nghiệp của bạn. Một vị thế chủ động cùng điểm mạnh và điểm yếu có thể giúp cho bạn có thể khai thác và sử dụng một cách hợp lý giúp tạo ra cơ sở giúp doanh nghiệp có kế hoạch cho những vấn đề trong nội bộ tổ chức.


5 MỨC ĐỘ THỂ HIỆN TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Trong việc nhận thức theo hành vi cá nhân thì tư duy chiến lược có thường được chia ra làm 5 tư duy chiến lược.

  • Mức độ 1 – Mức độ kém

Với mức độ này thì năng lực cá nhân thực hiện chỉ vận dựng được ở trong những tình huống cơ bản nhất và cần phải được chỉ dẫn từ người khác.

  • Mức độ 2 – Mức độ cơ bản

Cao hơn mức 1 thì ở mức này cá nhân có khả năng vận dụng được năng lực trong những tình huống khác nhau với độ khó trung bình và vẫn cần phải được chỉ dẫn từ người khác. Cá nhân này có khả năng điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp

  • Mức độ 3 – Mức độ khá

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

Mức độ này các cá nhân có thể vận dụng được năng lực tư duy chiến lược áp dụng trong những tình huống khó khăn hơn. Năng lực và trí lực ở mức độ này đã thực sự khá cao. Bạn chính là người biết xây dựng được các kế hoạch hành động cho đội nhóm của bạn dựa trên các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

tư duy chiến lược

Đánh giá chính xác nguyên nhân, hệ quả của vấn đề đặt trong sự tương quan giữa các bộ phận trong doanh nghiệp

  • Mức độ 4 – Mức độ tốt

Ở mức độ này bạn chính là một cá nhân có năng lực giỏi và biết cách ứng biến trước nhiều tình huống khó khăn mà hầu như không cần phải hướng dẫn.

Bạn có thể có được khả năng truyền đạt được mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn tới nhiều đối tượng cá nhân. Việc có năng lực tư duy chiến lược giúp cho bạn dễ dàng nắm bắt được các cơ hội giúp tổ chức phát triển vượt bậc đồng thời tránh được những nguy cơ tiềm tàng một cách nhanh chóng.

  • Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc

Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.

Với những cá nhân khi đã đạt được mức độ cao nhất này bạn có được kĩ năng cũng như năng lược cực tốt và nhạy bén. Bạn là người lãnh đạo tài ba giúp truyền đạt tiếng nói, sự khích lệ động lực cho những người xung quanh bạn.

Việc bạn có được khả năng này giúp bạn có được óc tư duy nhạy bén để xác định các thứ tự ưu tiên quan trọng cho tổ chức của bạn.


CÁCH XÂY DỰNG TƯ DUY CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ

Để có thể áp dụng được tư duy chiến lược một cách hiệu quả đầu tiên bạn cần phải có được những kiến thức về tư duy chiến lược. Tiếp sau đó chính là việc xây dựng một tư duy chiến lược một cách hiệu quả và thành công hơn. Bằng việc sử dụng các bước như sau:

1. Chia nhỏ vấn đề

Những vấn đề lớn thì để giải quyết một cách hiệu quả và triệt để cần chia nhỏ vấn đề ra thành từng mục nhỏ một. Với hình thức phân chia như thế này thì tùy từng doanh nghiệp khác nhau mà sẽ có sự phân chia theo chức năng, nhiệm vụ và mục đích khác nhau.

tư duy chiến lược

2. Hiểu rõ lý do

Trước khi tìm giải pháp cho mọi vấn đề thì bạn cần nên hiểu rõ vấn đề bằng việc đặt ra hàng loạt các câu hỏi ‘Tại sao”. Chỉ khi bạn tìm ra được nguyên nhân cốt lõi, bạn mới hiểu thấu đáo và tìm ra những cơ hội mới.

3. Xác định vấn đề và mục tiêu thực sự

Tại bước này việc bạn cần làm chính là thu thập thông tin một cách đầy đủ ngay cả khi bạn nghĩ rằng đã có thể bỏ xót được các vấn đề. Lúc này bạn nên tiến hành xác định vấn đề một cách đúng đắn nhất và loại bỏ những ý kiến mang tính chủ quan phiến diện.

4. Kiểm tra nguồn lực

Xác định nguồn lực đúng đắn chính là một trong những việc cần làm đóng vai trò một cách cực kì quan trọng trong tư duy chiến lược. Chính vì thế mà hãy xác định rõ nguồn lực của bạn có thể thực hiện được công việc từ đó có những chiến lược đúng đắn cho việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

5. Phát triển kế hoạch

Thực hiện theo lời khuyên “bắt đầu với những gì rõ ràng nhất” khi chưa biết bắt đầu từ đâu. Điều này sẽ mang lại động lực phát triển cho nội bộ.

tư duy chiến lược

6. Phân công nhân lực hợp lý

Với việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, đúng người đúng việc và đúng năng lực sẽ giúp hoàn thành khối lượng công việc một cách tốt nhất. Bạn hãy xem xét cũng như đánh giá khách quan nhằm phân bổ nguồn nhân lực một cách thực sự phù hợp nhất cho từng vị trí công việc trong doanh nghiệp.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN LUYỆN TƯ DUY CHIẾN LƯỢC ?

Tư duy chiến lược là một tố chất và kỹ năng cần có của mỗi một nhà lãnh đạo. Chúng có thể học được và rèn luyện nếu bạn có đúng phương pháp làm việc và tư duy. Một số tip mà chúng tôi chia sẻ bên dưới đây có thể giúp cho bạn rèn luyện tư duy chiến lược một cách hiệu quả nhất

3.1. Học cách lắng nghe tích cực

Việc bạn dựa vào khả năng tư duy cá nhân của bạn cho một sự việc, vấn đề thông thường là chưa đủ bao quát và nhiều khi mang tính cảm tính nhiều hơn. Chính vì thế mà việc lắng nghe một cách tích cực có sự sàng lọc phản hồi và phân tích sẽ giúp bạn định hướng một cách chuẩn xác hơn về vấn đề bạn đưa ra.

3.2. Thiết lập mục tiêu cụ thể

Với cùng một đích đến thành công hoặc đích đến giải quyết vấn đề thì mỗi người sẽ đi những con đường khác nhau. Chính việc xác định được các mục tiêu tiếp nối nhau là khá quan trọng. Chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để hoàn thành từng chặng đường một. Rèn luyện tính kiên nhẫn và sáng suốt chính là yếu tố cần để nâng cao khả năng tư duy chiến lược.

3.3. Kiểm soát kế hoạch triển khai mục tiêu

Với mọi kế hoạch nếu không chuẩn bị kĩ ngay từ ban đầu sẽ khiến bạn có nhiều rủi ro tiềm ẩn cho việc gián đoạn, chậm trễ hoặc phải hủy bỏ kế hoạch đó. tuy nhiên trên thực tế đây là điều mà thường xuyên xảy ra. Bạn đừng quá lo lắng và nên chủ động chuẩn bị kĩ trước cho kế hoạch của mình càng chi tiết càng tốt. Chỉ có việc thực hiện bằng 100% công suất chuẩn bị mới giúp tăng đáng kể thành công cho kế hoạch của bạn.

tư duy chiến lược

3.4. Tránh tâm lý lo xa thái quá

Bạn có thể trở nên tồi tệ nếu như quá lo lắng cho một vấn đề nào đó. Đây là một trạng thái tâm lý không tốt và chúng khiến cho bạn bị phân vân, nghi ngại hoài nghi và khiến bất an về những quyết định của mình. Tốt nhất, hãy tập trung cho mục tiêu đang thực hiện, những gì ở tương lai hãy để tương lai điều chỉnh, vì những lo toan của bạn ở hiện tại không chắc vẫn còn hữu dụng ở tương lai vì cuộc sống luôn biến động không ngừng, như vậy hóa ra bạn đã tốn tâm sức vô ích.

3.5. Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm

Việc học những bài học từ sự thất bại của người khác quả thực là một việc làm cực tốt cho bạn trong tương lai. Nếu có cơ hội đừng ngần ngại tham khảo những người đi trước, những người có đủ kinh nghiệm và kiến thức để trao đồi học hỏi hàng ngày. Và muốn có được những cơ hội học hỏi này, bạn không nên chỉ tập trung chuyên môn, mà nên dành thời gian mở rộng mối giao tiếp, trong xã hội cũng được, trong công việc càng tốt.

>> Xem thêm: Tư duy phản biện là gì ? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện


Hy vọng qua sự chia sẻ của chúng tôi bạn đã có thể có được những kiến thức thú vị và bổ ích hơn về tư duy chiến lược. Tầm quan trọng của tư duy chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp và những bí quyết để rèn luyện tư duy chiến lược một cách có hiệu quả nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!