Môi trường truyền thông (Media environment) là gì?

0
SHARES
484
VIEWS

Nhiều người nói đến thuật ngữ Môi trường truyền thông, giới truyền thông vv. Tuy nhiên không rõ những khái niệm này là gì và bao gồm những chủ thể gì ? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu khái niệm về môi trường truyền thông (Media Environment) nhé.

Khái niệm Môi trường truyền thông 

Theo nhiều nghiên cứu định nghĩa thì môi trường truyền thông trong tiếng anh có nghĩa là Media Environment. Đây là môi trường bao gồm tập hợp các yếu tố xung quanh con người. Thông thường sẽ bao gồm có 2 yếu tố chính: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố thuộc môi trường xã hội.

Các yếu tố thuộc hai loại này có mối quan hệ với nhau trong điều kiện cụ thể mà quá trình truyền thông diễn ra. Ngày nay, yếu tố nền tảng, chi phối môi trường truyền thông là kĩ thuật và công nghệ truyền thông.

Các yếu tố của môi trường truyền thông:

Như đã nói ở trên thì các yếu tố của môi trường truyền thông bao gồm có các yếu tố của môi trường tự nhiên và các yếu tố của môi trường xã hội. Cụ thể sẽ được tìm hiểu cụ thể dưới đây:

Các yếu tố của môi trường tự nhiên: Những yếu tố môi trường tự nhiên sẽ là cơ sở đảm bảo cho thông điệp được truyền đến đối tượng một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn. Có thể kể đến như các yếu tố địa hình, qung cảnh, môi trường xung quanh vv. Những yếu tố về vật chất này có ảnh hưởng đến kĩ thuật truyền dẫn và có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng truyền thông.

Một số ví dụ có thể kể đến như với những nơi có tiếng ồn lớn sẽ có thể có ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận thông tin. Những nơi nhiều núi cao như vùng núi sẽ có thể ngăn cản sóng phát thanh, truyền hình.

Các yếu tố tâm lý – xã hội: Đây là những yếu tố về vô hình mà các nhà truyền thông cần lưu ý. Các yếu tố này tác động khá lớn đến hiệu quả củ truyền thông. Sự biêu hiện tâm lí, tâm trạng đến cường độ của sự chú ý vv đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng truyền thông.

Để hoạt động truyền thông hiệu quả thì nhà truyền thông cần nắm vững và làm chủ môi trường truyền thông. Đầu tiên cần chuẩn bị tốt nội dung thông điệp (từ tên chiến dịch truyền thông cho đến thông điệp … ) cho nhóm công chúng mục tiêu nhằm lôi kéo và kích thích sự chú ý sự tham gia của nhóm đối tượng.

Mặt khác, tận dụng mọi điều kiện có thể để thu hút sự tham gia của công chúng/nhóm đối tượng truyền thông.

Đón đọc các thông tin của diendaniso.com để cập nhật thêm các thông tin hữu ích !

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!