Quản lí chuỗi cung ứng bền vững (SSCM) là gì ?

0
SHARES
598
VIEWS

Hội nhập toàn cầu hiện nay khiến mọi quốc gia đều xích lại gần nhau hơn trong giao thương và cung cấp hàng hóa. Một thuật ngữ chuỗi cung ứng hiện nay cũng mở rộng hơn ra nhiều không chỉ gói gọn trong một quốc gia. Quản lý chuỗi cung ứng bền vững là gì ? chúng ta cùng đi tìm hiểu thuật ngữ này trong bài viết hôm nay.


QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG LÀ GÌ

Theo định nghĩa của các nhà kinh tế học thì thuật ngữ Quản lí chuỗi cung ứng bền vữngtrong tiếng Anh được gọi là Sustainable Supply Chain Management – SSCM. Đây là thuật ngữ chỉ việc tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi trường và xã hội với các hệ thống kinh doanh tổ chức được thiết kế để quản lý có hiệu quả và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin và các dòng vốn có liên quan.

Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng được mở rộng hơn ra thành quản lý chuỗi cung ứng bền vững. Thuật ngữ SSCM tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhiên nhiều quan điểm chung đồng ý là thuật ngữ SSCM đề cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lí chuỗi cung ứng.

Trong mô hình Carter và Roger năm 2008 có đưa ra những xác định quản lý chuỗi cung ứng bền vững chính là sự tích hợp chiến lược, minh bạch và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường cũng như kinh tế của tổ chức trong việc điều phối hệ thống các qui trình nghiệp vụ có liên tổ chức để cải thiện hiệu quả kinh tế dài hạn của từng công ty và chuỗi cung ứng của nó.

Tầm quan trọng của việc Quản lí chuỗi cung ứng bền vững

Như đã nói ở trên thì hiện nay quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã đặt ra cho các chuỗi cung ứng phải đối mặt với những thách thức mới. Điều này không chỉ đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất về kinh tế mà còn cần phải có trách nhiệm với xã hội và môi trường xung quanh.

Chính vì thế để phát triển bền vững thì các chuỗi cung ứng cần dịch chuyển sang một mô hình kinh doanh bền vững hơn bao gồm ba yếu tố phụ thuộc lẫn nhau: kinh tế, xã hội và môi trường. 

Tính bền vững đã nổi lên như một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển đang đặt áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của trái đất.

Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hoạt động của một doanh nghiệp không còn được quyết định bởi các quyết định và hành động xảy ra trong doanh nghiệp, thay vào đó nó sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện các quyết định và hành động được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng (Naslund và Williamson, 2010).


LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA SSCM

Cùng chúng tôi xem qua những lợi thế và hạn chế của quản lý chuỗi cung ứng bền vững SSCM này nhé.

Lợi thế của SSCM:

  • Hiệu suất các dòng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao khi các nhà cung cấp dịch vụ kết hợp với nhau.
  • Giảm phí lưu kho, phí giảm tồn cho công ty.
  • Đảm bảo và nâng tầm dịch vụ khách hàng.
  • Giảm giá sản phẩm, loại bỏ chi phí không cần thiết.
  • Linh hoạt khi thị trường thay đổi, giảm các yếu tố tác động đến khách hàng.

Hạn chế của quản lí chuỗi cung ứng bền vững:

Khi quản lý theo chuỗi cung ứng thì cần đồng bộ hóa chuẩn từ khâu đầu vào nguyên vật liệu và cho tới hệ thống phân phối thì sẽ dẫn theo ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty

Những hình thức kinh doanh nhiều chi nhánh, đối tác hoặc văn phòng dễ dẫn đến sự xáo trộn. Trường hợp SSCM không tương thích với công cụ quản trị mà doanh nghiệp sử dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.


Ý NGHĨA CỦA QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG

Toàn cầu hóa đã khiến cho các chuỗi cung ứng trên thế giới phát triển vượt bậc cũng như tạo ra những thách thức mới không nhỏ cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng đó.

Ba yếu tố bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường gắn chặt với nhau giúp kéo theo mô hình kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp.

Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hoạt động của một doanh nghiệp không còn được quyết định bởi các quyết định và hành động xảy ra trong doanh nghiệp, thay vào đó nó sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện các quyết định và hành động được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng (Naslund và Williamson, 2010).


Đón đọc các thông tin của diendaniso.com để ập nhật thêm các thông tin hữu ích !

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!