Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật MRL là gì ?

0
SHARES
237
VIEWS

Thị trường thực phẩm Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với việc giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Bên cạnh với nhiều cơ hội thì đi kèm đó là những thách thức bởi các quy định của các quốc gia nhập khẩu đặt ra buộc phải tuân theo. Một trong số đó chính là giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật MRL. Trong bài viết này chúng ta cùng diendaniso.com đi tìm hiểu về vấn đề này nhé


KHÁI NIỆM GIỚI HẠN TỐI ĐA LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có tên gọi là MRL (Maximum Residue Level) chính là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Đơn vị tính: mg/kg thực phẩm

Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (Pesticide Residue) là các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật. Việc tồn dư này từ nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường và đặc biệt là từ sử dụng hóa chất của con người.

Rau quả là nguồn thực phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống. Việc trồng trọt chúng thường cần dùng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì thế mà trong chúng tiềm ẩn những nguy cơ gây ngộ độc do bị tồn dư loại thuốc bảo vệ thực vật.


TÁC HẠI KHI VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Theo các nhà khoa học thì nếu như MRL trong thực phẩm vượt ngưỡng điều này có thể gây nguy hiểm cho con người như: ngộ độc, nôn mửa, nhức đầu, rối loạn thành kinh trung ương,… Hơn thế nữa nếu tình trạng nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt hoặc tử vong.

4 NHÓM HỢP CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CHỦ YẾU 

– Nhóm Clo hữu cơ: (organnochlorine):

Nhóm này chính là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài

(Ví dụ như: DDT có thời gian bán phân hủy là 20 năm, chúng ít bị đào thải và tích lũy vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn).

Đại diện của nhóm này là: Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychor.

– Nhóm pyrethroid:

Là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp cảu các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của một nhóm cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm: cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin…

Ngoài ta, còn có một số nhóm khác như: chất trừ sâu vô cơ (nhóm Asen), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus, (thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn), nhóm hợp chất vô cơ (Đồng, thủy ngân).

– Nhóm lân hữa cơ (organophosphorus)

Đây chính là các dẫn xuất của este, dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn so với nhóm Clohữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn.

Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ ,gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos.

– Nhóm Carbamat:

Là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao với người và động vật.

Khi sử dụng chúng tác động trực tiếp vào men Cholineestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như: carbofuran, carbaryl, carbonsulfan, isoprocrab, methomyl…


QUY ĐỊNH VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Tại Việt Nam Bộ Y Tế có ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” số 46/2007/QĐ-BYT đã quy định rõ về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tại “Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam” ban hành kèm Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, riêng thuốc trừ sâu đã có tới 775 hoạt chất với 1.678 tên thương phẩm.

Một số nước tại Châu Âu, theo Quy định EC 396/2005 ban hành MRL áp dụng cho 350 sản phẩm tươi sống và các sản phẩm tương tự sau khi xử lý.

Còn ở Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật được thiết lập tại mục 402, 408, 409 Luật Liên Bang về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm (FFDCA bởi cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Và cơ quan Quản lý về thực phẩm và dược phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất cả mặt hàng nông sản.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!