Khái niệm Due diligence là gì? Các hình thức due diligence phổ biến

0
SHARES
43
VIEWS

Trong thị trường kinh doanh tài chính thì việc nhà đầu tư có ý định đầu tư vào một dự án hoặc doanh nghiệp thì việc nghiên cứu kĩ càng danh mục đầu tư là điều cần thiết. Một nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực này thường được nhắc đến đó là Due Diligence. Vậy Due Diligence là gì và có những lưu ý gì khi thực hiện Due Diligence? Bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay

Due Diligence là gì


DUE DILIGENCE LÀ GÌ ?

Khái niệm Due Diligence (DD) là thuật ngữ chỉ tính thẩm định chuyên sâu. Đây là một quá trình tổ chức hoặc một cá nhân nào đó trước khi tiến hành ký một hợp đồng. Họ thường tiến hành nghiên cứu và rà soát rất kỹ càng. Điều này nhằm giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng thành công từ thương vụ đó như thế nào. Thông thường Due Diligence sẽ có quy trình và tiêu chuẩn nhất định để đánh giá một cách đầy đủ và khách quan nhất.

“Mục đích của việc thẩm định chuyên sâu Due Diligence là nhằm cung cấp một số liệu chính xác nhất về hoạt động cũng như hiệu quả của doanh nghiệp hoặc dự án nào đó. Dựa vào đó bên mua có thể xác định giá trị của doanh nghiệp cũng như nhận diện những rủi ro có thể xảy ra.”

Due Diligence là gì

Thời gian cho quá trình thẩm định thường Due Diligence thường diễn ra trong vòng 1 tháng. Việc thẩm định thường sẽ bao gồm những hoạt động sau:

  • Thẩm định thông tin tài chính (Financial Due Diligence).
  • Thẩm định về thuế (Tax Due diligence).
  • Thẩm định công nghệ thông tin (IT Due Diligence).
  • Thẩm định các tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence).
  • Thẩm định hoạt động thương mại (Commercial Due Diligence).
  • Thẩm định khía cạnh pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence).
    due diligence là gì

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG DUE DILIGENCE

Hiện nay trong hoạt động tài chính kinh doanh thì hoạt động Due Diligence đóng vai trò hết sức quan trọng. Chúng là điều kiện để các chủ đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả cho một thương vụ. Due Diligence là hoạt động quyết định sự thành bại của các thương vụ đầu tư hay M&A (đặc biệt là các thương vụ có quy mô lớn). Do đó, các nhà đầu tư cần lưu ý thực hiện kỹ lưỡng hoạt động này trước khi quyết định rót vốn vào một doanh nghiệp nào đó trên thị trường.

Việt Nam số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ đông đảo. Nhiều doanh nghiệp trong số đó chưa có hoạt động tài chính kế toán một cách đầy đủ và rõ ràng thậm chí còn có hoạt động làm giả số liệu để làm đẹp báo cáo. Việc tiến hành thẩm định sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đánh giá doanh nghiệp.

Due Diligence là gì

Trong thực tế, trước khi thực hiện các thương vụ M&A đình đám, các công ty cũng cần thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp hỗ trợ quá trình thẩm định. Sau đó, các quyết định đầu tư mới có thể đưa ra một cách chính xác và hiệu quả. Các công ty tư vấn thẩm định nổi tiếng có thể kể đến như top 4 công ty kiểm toán (PWC, EY, Deloitte, KPMG), khối ngân hàng đầu tư (Investment Banking) của các công ty chứng khoán lớn (Bản Việt, SSI, …)


MỘT SỐ LƯU Ý KHI DUE DILIGENCE

Hiện nay việc thẩm định Due Diligence thường sẽ được tiến hành bởi bên thứ 3 để đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên việc thẩm định này thường gặp một số khó khăn khi chưa am hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khi tiến hành Due Diligence thì bạn cần phải có những lưu ý như sau:

  • Bạn cần tiến hành lập checklist khảo sát và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực các dữ liệu này. Việc bạn tiến hành thiếu dữ liệu sẽ khiến cho việc thẩm định khó khăn và thiếu tính chính xác.
  • Khi kí kết thẩm định với bên thứ ba thì cần yêu cầu doanh nghiệp nêu rõ ràng các nội dung sẽ liên quan đến việc thẩm định Due Diligence bao gồm trong phạm vi và ngoài phạm vi đó
  • Như đã nói thì việc thẩm định sẽ có thể mất một vài tháng hoặc thậm chí dài hơn tùy vào quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp. Hơn nữa việc thẩm định chỉ đánh giá tiềm năng và rủi ro của doanh nghiệp trong thời điểm đánh giá và chỉ mang tính chất tương đối.
  • Để có thể đưa ra quyết định mua bán, sáp nhập hay đầu tư vào một doanh nghiệp thường tốn rất nhiều tiền bạc, công sức và thời gian cho Due Diligence và sự thận trọng khi thẩm định được chứng minh là việc làm cực kì quan trọng.

>>> Thị trường là gì ? các hình thái của thị trường là gì ? 


QUY TRÌNH THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH DUE DILIGENCE

Tùy vào quy mô từng doanh nghiệp và ngành nghề khác nhau sẽ có thời gian và cách thức khác nhau một chút. Tuy nhiên quy trình thực hiện thẩm định tín nhiệm tại doanh nghiệp Due Diligence thường bao gồm 7 bước như sau:

  • Bước 1: Thu thập thông tin về vốn hóa của doanh nghiệp

Trong bất kì một tổ chức, doanh nghiệp nào đang hoạt động thì vốn hóa đóng vai trò quan trọng. Khi nhìn vào vốn hóa sẽ biểu hiện rõ ràng sự biến động của giá cổ phiếu cũng như mức độ sở hữu của doanh nghiệp. Việc phân tích, tìm hiểu kĩ vốn hóa sẽ giúp các nhà đầu tư xác định rõ công ty nào có doanh thu lớn và biến động ít.

  • Bước 2: Cập nhật doanh thu, lợi nhuận và tiền ký quỹ

Một khi phân tích báo cáo những thu nhập như doanh thu, thu nhập ròng và lợi nhuận của nhà đầu tư có thể không chỉ quan tâm đến những số liệu cuối cùng mà cần phải phân tích các xu hướng trong doanh thu và tỷ suất lợi nhuận….

Due Diligence là gì

  • Bước 3: Phân tích về đối thủ cạnh tranh

Để có cái nhìn một cách tốt nhất thì bạn cần phải phân tích đối thủ của doanh nghiệp để có cái nhìn đa chiều về tình hình phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.

  • Bước 4: Tiến hành định giá

Từ những phân tích và số liệu đã thu thập được, nhà đầu tư sẽ định giá được cá nhân hay tổ chức mà mình dự định đầu tư. Theo đó, những doanh nghiệp có tiềm năng và cơ hội phát triển lớn thì mức đầu tư sẽ càng cao.

  • Bước 5: Quản lý và phân quyền quản lý

Một khi bạn định giá và quyền quản lý bạn sẽ được thay đổi đổi cho phù hợp hơn với định hướng phát triển của tương lai. Một trong số tình huống đó bạn có thể phụ thuộc vào quyền sở hữu cổ phần. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ như nhà sáng lập vẫn tham gia quản lý dù nắm cổ phần ít hơn.

  • Bước 6: Lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán sẽ xác định rõ các tài sản, khoản nợ phải trả, lượng tiền mặt khả dụng. Từ những phân tích trong bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư sẽ nắm rõ được các khoản nợ xấu của doanh nghiệp theo mô hình và ngành nghề kinh doanh.

  • Bước 7: Kiểm tra rủi ro ngắn và dài hạn


Có thể thấy được hoạt động Due Diligence là hoạt động quan trọng trong mọi quyết sách đầu tư, mua bán sát nhập trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây còn trở thành một dịch vụ phân tích nghiên cứu tín nhiệm doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu như bạn là nhà đầu tư, bạn đang muốn đầu tư kinh doanh hoặc mua lại những doanh nghiệp khác thì cần phải hiểu rõ Due Diligence.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!