Doanh nghiệp FDI là gì? Cần điều kiện gì để trở thành doanh nghiệp FDI?

0
SHARES
33
VIEWS

Doanh nghiệp FDI – Foreign Direct Investment hiểu theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đây là một trong những hình thức doanh nghiệp quan trọng vì có ảnh hưởng đến nguồn vốn đóng góp vào nước ta. Tuy nhiên hiện nay các văn bản pháp luật của Việt Nam việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sụ rõ ràng. Vậy để hiểu rõ về doanh nghiệp FDI là gì và những điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI, hãy cùng diendaniso.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

doanh nghiệp FDI


FDI LÀ VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ? DOANH NGHIỆP FDI LÀ GÌ?

Để có thể hiểu về doanh nghiệp FDI là gì thì bạn cần hiểu cụm từ FDI trước đã. Theo đó FDI chính là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Do đó những Doanh Nghiệp FDI được hiểu như là những tổ chức có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà không phân biệt tỷ lệ vốn góp. Số vốn này sẽ được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp sau này.

Trong Luật Đầu tư có đưa ra định nghĩa khá khái quát tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 như sau:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
  • Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế).

doanh nghiệp FDI


ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP FDI

Doanh nghiệp FDI có bao gồm những đặc điểm như sau:

  • Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
  • Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư
  • FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia
  • Thể hiện được những về việc chuyển giao công nghệ cho các nhà đầu tư nước bản địa.

Trong luật Đầu tư 2014 cũng có những quy định về việc thành lập doanh nghiệp FDI theo các hình thức như: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

doanh nghiệp FDI

Việc hội nhập sâu rộng hiện nay trên thế giới được coi như một xu hướng tất yếu. Điều này có thể khiến cho việc đầu tư vốn trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam là việc diễn ra ngày một nhiều. Ở phía nước được đầu tư sẽ có thể học hỏi tận dụng được công nghệ khoa học tiên tiến của nước ngoài. Tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và chăm chỉ. . Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.


VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP FDI

Hiện nay với sự phát triển sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu thì việc tận dụng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là điều cần thiết. Chúng mang đến những lợi ích to lớn cho việc phát triển kinh tế quốc gia thông qua như sau:

  • FDI giúp Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển kinh tế;
  • FDI giúp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động;
  • Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam giúp làm tăng trưởng và các khoản thu ngân sách nhà nước;
  • Góp phần nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động;
  • Nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước;
  • Tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho nhóm lao động có trình độ phổ thông;
  • Mang đến sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, góp phần cải thiện bộ máy vận hành, cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh;
  • Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI khá chuyên nghiệp và hiệu quả, dẫn đến giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh.
  • Nâng cao thu nhập cho người dân từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động.

doanh nghiệp FDI


NHỮNG ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP FDI LÀ GÌ ?

Với những tổ chức có mong muốn huy động vốn và thành lập doanh nghiệp FDI có thể được cấp giấy chứng nhận thành lập, doanh nghiệp FDI cần đảm bảo được các điều kiện như sau:

  • Đăng ký kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực không bị pháp luật cấm;
  • Nhà đầu tư nước ngoài nếu là cá nhân thì phải có quốc tịch nước ngoài, nếu là tổ chức thì phải thành lập theo luật pháp nước ngoài;
  • Doanh Nghiệp FDI cần phải có được những dự án đầu tư cụ thể và hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

>>> Công ty đa ngành là gì? Hoạt động của doanh nghiệp đa ngành như thế nào?


Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây về các doanh nghiệp FDI , những đặc trưng cơ bản và những điều kiện hình thành các Doanh Nghiệp FDI. Đọc thêm những bài viết của diendaniso.com sẽ giúp bạn tích lũy hơn những kiến thức kinh tế một cách hiệu quả nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!