CEO Jan Koum: Cha đẻ ứng dụng WhatsApp

0
SHARES
61
VIEWS

Hầu như trong giới công nghệ không ai không biết đến ứng dụng nhắn tin nổi tiếng WhatsApp. Tuy nhiên bí mật đằng sau người sáng lập ra nó chính là tỷ phú Jan Koum thì không phải ai cũng biết. Với xuất phát điểm khiêm tốn tới mức nghèo khó phải sống nhờ trợ cấp. Bằng niềm đam mê và tài năng ông đã vươn lên xây dựng ứng dụng nhắn tin nổi tiếng này và được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD. Bài viết này chúng tôi sẽ dành để nói về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

CEO Jan Koum


JAN KOUM LÀ AI ?

Jan Koum là một người Gốc Do Thái. Ông là một trong hai người sáng lập ra ứng dụng tin nhắn Whatsapp đang càn quét khắp các châu lục. Từ cựu nhân viên của Yahoo ít nói và kiệm lời. Tưởng như sẽ chẳng ai để ý gì đến ông nếu không có sự kiện Whatsapp sáp nhập vào Facebook và việc ông gia nhập danh sách Forbes 400 năm nay, cái tên Jan Koum có lẽ sẽ còn tiếp tục là một ẩn số với nhiều người.

Được biết hiện nay ứng dụng nhắn tin WhatsApp là ứng dụng được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ hay Brazil, hiện có trên 1,5 tỷ người dùng. Nhà đồng sáng lập Jan Koum có tài sản được Forbes ước tính 9,7 tỷ USD, phần lớn đến từ cổ phiếu tại Facebook.

CEO Jan Koum


THỜI THƠ ẤU CỦA JAN KOUM

Jan Koum sinh năm 1976 tại một vùng ngoại ô hẻo lánh ở Kiev, Ukraine. Ông là người gốc Do Thái ở cùng người mẹ đơn thân của mình. Tuổi thơ của ông luôn thiếu thốn tiền bạc và khó khăn. Chính vì thế mà năm 16 tuổi ông đã cùng mẹ của mình sang định cư tại Mỹ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong khoảng thời gian này ông cũng đã phải làm rất nhiều công việc khác nhau để mưu sinh.

Cơ duyên đến với ông khi tròn 18 tuổi ông đã mày mò tự học những kiến thức về máy tính và lập trình. Những thuật toán code dường như có sức hấp dẫn với ông khiến ông say mê nghiên cứu. Sau khi tốt nghiệp THPT ông đã quyết định ghi danh vào đại học San Jose State, đồng thời ghi danh làm việc tại vị trí kiểm tra an ninh tại công ty Ernst and Young.

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG SỰ NGHIỆP CỦA JAN KOUM

Trong quãng thời gian học tại Đại học San Jose State thì Jan Koum đã làm việc thêm tại Công ty Ernst & Young với vị trí nhân viên kiểm tra lỗ hổng bảo mật. Một phần trong công việc của Jan Koum thì có liên quan đến việc giám sát hệ thống quảng cáo của Yahoo. Mối cơ duyên này đã giúp ông gia nhập tập đoàn Yahoo khổng lồ này.

Cơ hội đến làm việc tại Yahoo của Jan Koum cần phải nhắc đến người bạn của ông là Brian Acton. Không lâu sau, ông quyết định bỏ học và tập trung cho sự nghiệp của mình. Ông đã gia nhập một đội hacker đặc biệt chuyên tập trung vào vấn đề an ninh có mật danh là “w00w00”. Nhờ đó Jan đã tiết kiệm được 400.000 USD trong vòng 9 năm tại Yahoo.

CEO Jan Koum

Sau khi gắn bó với Yahoo một vài năm thì đến tháng 9 năm 2007 Jan Koum cùng người bạn của mình là Brian Acton đã quyết định rời khỏi Yahoo và thực hiện những dự án cá nhân của mình. Trong khoảng thời gian này Jan Koum và Brian Acton từng nộp đơn xin gia nhập Facebook nhưng bị từ chối. Không vì thất bại mà nản lòng, ông đã suy nghĩ rất nhiều về việc tự tạo ra một sản phẩm của riêng mình.

Từ ý tưởng nhắn tin với mọi người mang tên WhatsApp đã ra đời vào ngày 24/2/2009. Hai người bạn đã cùng dồn sức để biến chúng thành một ứng dụng nhắn tin. Trụ sở đầu tiên của WhatsApp là một dãy nhà nhỏ nằm sau nhà kho công ty Evernote.

CEO Jan Koum


SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA WHATSAPP

Tháng 4 năm 2009, Jan Koum thành lập công ty WhatsApp Inc. – với ứng dụng nhắn tin miễn phí cho di động WhatsApp. Thời kì đầu ứng dụng chỉ có vài trăm người dùng tải về, chủ yếu là bạn bè của Jan.

WhatsApp nhanh chóng tạo nên cơn sốt và thu hút đến hàng trăm nghìn người dùng trên khắp thế giới.  Công ty đã thu hút được 250.000 USD ngay từ lần huy động vốn đầu tiên. Đến cuối năm 2009, WhatsApp quyết định thu phí người dùng và kiếm khoảng 5.000 USD mỗi tháng.

Hai kĩ sư trẻ này liên tục nâng cấp Whasapp biến chúng trở nên tiện dụng hơn. Ứng dụng nhanh chóng trở nên quen thuộc với mọi người dân. Bên cạnh đó họ còn nâng cấp ứng dụng cho Iphone với chức năng gửi ảnh và tạo nên cơn sốt dù mức phí phải trả là 1 USD tuy nhiên vẫn rẻ hơn việc nhắn tin SMS. Nhất là những tin nhắn quốc tế hoặc đính kèm hình ảnh, video.

Về mặt công nghệ, ứng dụng nhắn tin WhatsApp hơn iMessage của Apple và BBM của BlackBerry là có thể chạy trên nhiều hệ điều hành của các dòng điện thoại thông minh hiện thời. Điều này đã giúp ứng dụng WhatsApp vượt mặt các ông lớn với số lượng người dùng “khủng”.  Ít ai biết rằng những thành công đó không hề tốn bất kì một chi phí Marketing nào.

Whatsapp – Jan Koum

Đỉnh điểm là Jan Koum đã quyết định gọi vốn lần thứ 2 vào năm 2013 và may mắn có nhà đầu tư quyết định bỏ ra 50 triệu USD nâng giá trị của WhatsApp lên 1,5 tỷ USD. Đến tháng 2 năm 2014, ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg tiến hành thu mua WhatsApp với tổng giá trị hợp đồng lên đến 19 tỷ USD.

Theo ước tính thì Jan Koum đã sở hữu 45% cổ phần công ty. Do đó nếu theo thương vụ này thì ông đã nâng tổng tài sản của mình lên 6,8 tỷ USD và cho đến nay đã lên đến hơn 10 tỷ USD.

ĐƯỢC FACEBOOK MUA LẠI

Vào đầu những năm 2011 thì Whatsapp đã có số lượng người dùng lên đến 450 triệu người và nằm trong top 20 ứng dụng được tải về nhiều nhất từ App Store của Mỹ. Năm 2014 thì đây trở thành ứng dụng hàng đầu với các tính năng nhắn tin. Một ngày theo ước tính có 54 tỉ tin nhắn được gửi đi trên ứng dụng này toàn cầu.

Chỉ với nhân sự khoảng 50 người họ đã xử lý khối lượng công việc khá nhiều. Những người sử dụng Whatsapp có xu hướng gắn bó rất cao với ứng dụng này, mà theo hai nhà sáng lập lý giải, là do họ hài lòng với việc không bị làm phiền bởi những trang quảng cáo nhức mắt.

Năm 2012, CEO Facebook bí mật liên lạc với hai nhà sáng lập Whatsapp – Jan Koum và Brian Acton – để đặt vấn đề mua lại ứng dụng này. Sau hai năm nỗ lực đàm phán, thương vụ thế kỷ trị giá 19 tỉ USD đã trở thành sự thật, gây chấn động làng công nghệ thế giới.

CEO Jan Koum

Có thể tin chắc rằng, một khi đã đưa được Whatsapp về nhà của mình, dịch vụ nhắn tin của Facebook sẽ giữ vững ngôi đầu về quy mô, chất lượng và số lượng người dùng trong một thời gian dài nữa.

>>> Mark Zuckerberg là ai? Tiểu sử của nhà sáng lập Facebook


CÁ TÍNH ĐỘC LẬP VÀ KHÔNG PHÔ TRƯƠNG

Cho dù đã trở thành một trong những vị tỷ phú trên thế giới nhưng ông vẫn thể hiện là một người khiêm tốn điềm đạm và không phô trương. Tính cách này còn được thể hiện với đứa con tinh thần của mình là không quảng cáo.

Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt cuộc đời của Koum: Tài khoản Linked in của người đàn ông này chỉ ghi sơ sài phần mô tả công việc trước kia là “Làm vài việc ở Yahoo”. Tài khoản Twitter thậm chí còn không nhắc đến vị trí CEO hiện tại ông đang đảm nhận ở Whatsapp. Kiệm lời và không ưa màu mè, Jan Koum chứng minh một phong cách sống có phần cổ điển như vậy vẫn không lỗi thời trong xã hội ngày nay.

Với cuộc sáp nhập thế kỷ đã mang lại cho Koum và Acton hai vị trí trong danh sách Forbes 400 năm 2014. Và Jan Koum trở thành một trong số 43 người nhập cư lọt vào danh sách danh giá này, viết lên một câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới đang ấp ủ giấc mơ Mỹ.

Dù đã bán lại “đứa con tinh thần” của mình cho Facebook và thu lại một khoản lợi nhuận lớn nhưng Jan Koum vẫn không ngừng làm việc mỗi ngày. Đối với ông công việc như một phần của cuộc sống hằng ngày của ông. Có lẽ từng trải qua những ngày tháng khó khăn nên ông thêm trân trọng sức lao động.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!