Hiện nay xu hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn có vai trò cấp thiết hơn bao giờ hết. Xu hướng này có vai trò quan trọng đối với quản lý môi trường, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và bảo vệ môi trường.
>>> Kinh tế tuyến tính (Linear Economy) là gì?
Nội dung
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn là gì?
Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất. Hoạt động này đã được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu, tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
Theo wikipedia (2018) có nêu ra khái niệm kinh tế tuần hoàn chính là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động từ thiết kế, sản xuất và dịch vụ với mục tiêu kéo dài tuổi thọ củ vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Các hệ thống tuần hoàn này có áp dụng các quy trình tái sử dụng thông qua việc tái chế, chia sẻ, tân trang nhằm tạo ra các vòng khép kính cho tài nguyên sử dụng.
Nguồn gốc ra đời khái niệm kinh tế tuần hoàn ?
Có thể nói khái niệm kinh tế tuần hoàn được sử dụng từ những năm 1990 do Pearce và Turne đưa ra. Chúng được dùng để chỉ mô hình kinh tế dựa trên nguyên lý cơ bản “ mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác” hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống.
Ellen MacArthur Foundation mô tả nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Lý do chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là tất yếu
Có 4 lý do chính cho việc cần chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là điều tất yếu.
- Có sự gia tăng đáng kể nhu cầu về nguyên liệu thô trong khi đó nguồn nguyên liệu này ngày càng bị cạn kiệt. Đặc biệt với các nguồn tài nguyên, nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được.
- Có sự phụ thuộc vào các quốc gia khác. Đặc biệt là những quốc gia bị phụ thuộc vào các quốc gia có nguồn nguyên liệu thô. Việc này dẫn đến căng thẳng về chính trị toàn cầu.
- Việc sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên dẫn đến nạn biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là CO2) việc này dẫn đến hậu quả cực kì nguyên trọng. Chính điều này chủ yếu dẫn đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và sử dụng nguồn năng lượng bền vững càng nhanh
- Tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực việc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo.
Nhu vậy nền kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế tiên tiến và là xu hướng của tương lai. Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vất bỏ sau tiêu thụ dẫn đến tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì nền kinh tế tuần hoàn chú trọng vào vấn đề quản lý và tái tạo ra tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Các mô hình kinh doanh tuần hoàn có thể mang lại lợi nhuận như các mô hình tuyến tính, đồng thời vẫn cho phép người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tương tự.
Đón đọc các thông tin của diendaniso.com để cập nhật thêm các thông tin hữu ích !