Tư vấn ISO 22000:2018 Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

0
SHARES
148
VIEWS

Sự phát triển thương mại hiện nay giúp cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm mở ra nhiều hơn cơ hội đóng góp vào chuỗi thực phẩm toàn cầu. Xu hướng các tổ chức này áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tại Việt Nam ngày một nhiều. ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn được đánh giá cao trong việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về tiêu chuẩn ISO 22000 và cách chọn đơn vị tư vấn ISO 22000 uy tín nhất.

Tư vấn áp dụng hiệu quả ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 


TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ 

ISO 22000 được tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành dành riêng cho ngành thực phẩm. Với phiên bản đầu tiên ra đời năm 2005 và có tên đầy đủ là ISO 22000 (Food safety management systems – Requirements for any organiztion in the food chain) Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

ISO 22000 quy định các yêu cầu chung đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQL ATTP) để giúp tổ chức doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung cấp thực phẩm trong việc: lập kế hoạch thực hiện vận hành và duy trì hệ thống an toàn thực phẩm giúp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn phù hợp với mục đích sử dụng.

Gia đình của bộ tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm các tiêu chuẩn sau:

  • ISO 22000:2005 “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm
  • ISO/TS 22003:2007: “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – . Là đối với các tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm”
  • ISO/TS 22004:2005: “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005”.
  • ISO 22005:2007: “Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống”

PHIÊN BẢN MỚI NHẤT CỦA ISO 22000 – ÁP DỤNG TỪ NGÀY 19.06.2018

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cho xuất bản bộ tiêu chuẩn phiên bản mới của ISO 22000 vào ngày 19/6/2018. Theo đó phiên bản với tên gọi tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mới nhất thay thế cho phiên bản cũ trước đó là 2005 được ban hành ngày 1/9/2005 trước đó.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 xây dựng và ban hành dựa trên nền tảng thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn bộ chuỗi thực phẩm. Ngoài ra phiên bản mới này cũng kế thừa nền tảng phiên bản ISO 22000:2005 trước đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý an toàn thực phẩm.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phiên bản mới này có những cải tiến mới cho phù hợp với thực tế. Những cải tiến đó có thể kể đến như:

  • Cách tiếp cận mới với rủi ro: Đây là khái niệm mới quan trọng trong kinh doanh thực phẩm với sự phân biệt các nhóm rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý.
  • Phiên bản ISO 22000 mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).


DOANH NGHIỆP NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 22000?

Do tiêu chuẩn nhắm vào ngành thực phẩm nên có thể áp dụng được cho tất cả các loại hình tổ chức/ doanh nghiệp trong chuỗi cưng ứng thực phẩm với mọi quy mô khác nhau:

  • Doanh nghiệp sản xuất chế biến rau củ quả, gia vị
  • Doanh nghiệp sản xuất đồ hộp, đông lạnh (cá, thịt, trứng, thủy sản vv)
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
  • Các trang trại trồng trọt và chăn nuôi (gà, ngan, vịt, trâu, bò vv)
  • Các công ty sản xuất thực phẩm chức năng

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 22000:2018

Khi doanh nghiệp được tư vấn ISO 22000:2018 bài bản và xây dựng thành công đạt được chứng nhận. Tổ chức đó sẽ tạo được tiếng vang trên thị trường và thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Có được một công cụ giúp kiểm soát các hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh của Doanh Nghiệp.
  • Giúp giảm chi phí không đáng có và những rủi ro vầ mất an toàn thực phẩm.
  • Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng;
  • Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng;
  • Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp;


NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Với các tổ chức/ doanh nghiệp thực phẩm hầu hết đều mong muốn nhận được chứng nhận ISO 22000:2018. Tuy nhiên với mỗi tổ chức khác nhau sẽ có quy mô và điều kiện nhà xưởng khác nhau. Việc đạt được chứng nhận ISO 22000 cần những điều kiện tiên quyết buộc doanh nghiệp phải đáp ứng đủ. Đó chính là một số điều kiện như sau:

Điều kiện về nhà xưởng:

Điều kiện cần thiết nhất để đạt được chứng nhận ISO 22000 chính là về cơ sở vật chất và điều kiện nhà xưởng. Nhà xưởng  có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến việc xây dựng hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm. Một nhà xưởng tốt sẽ giúp ngăn ngừa và loại bỏ các tác nhân gây mất an toàn thực phẩm.

Hệ thống tài liệu áp dụng vào Doanh Nghiệp

Điều kiện tiếp theo chính là việc xây dựng hệ thống tài liệu bài bản cho tiêu chuẩn này. Một số công việc nên làm là hiểu đúng nhận thức về tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và xy dựng tài liệu và quy trình biểu mẫu theo yêu của ISO 22000. Tiếp tục nữa là việc duy trì vận hành hệ thống quản lý theo ISO 22000.

Hiện nay các tổ chức thực phẩm muốn nhận được Chứng nhận ISO lần đầu sẽ thường tìm đến các đơn vị tư vấn ISO 22000 để hướng dẫn xây dựng áp dụng bài bản.

Đăng kí dịch vụ và thực hiện chứng nhận ISO 22000

Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 22000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp.

Quan trọng là Tổ chức chứng nhận đó phải là Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động theo pháp luật. Hay được chỉ định bởi Bộ Khoa học Công nghệ trong hoạt động chứng nhận.


QUY TRÌNH TƯ VẤN ISO 22000:2018 CHO DOANH NGHIỆP

Như chúng tôi đã chi sẻ bên trên thì việc thực hiện xây dựng, áp dụng hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm tại các Doanh Nghiệp lần đầu thường tìm đến các đơn vị Tư vấn ISO 22000:2018 để giúp khách hàng.

Diendaniso.com xin chia sẻ đến các tổ chức/ doanh nghiệp đăng ký dịch vụ tư vấn ISO 22000:2018 theo các bước như sau:

Cụ thể kế hoạch tư vấn ISO 22000:2018 được ghi rõ dưới bảng sau:

Bước 1: Khảo sát hiện trạng

  • Tổ chức tư vấn đầu tiên sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp bạn. Đây là bước quan trọng đầu tiên để hiểu hơn về doanh nghiệp bạn.  Nội dung khảo sát thông thường sẽ là: Quy mô nhân viên, hiện trạng cơ sơ vật chất; nhân sự; các quá trình sản xuất; các tài liệu, biểu mẫu đang có của Doanh nghiệp.
  • Sau khi đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp lúc này tổ chức tư vấn sẽ xác định được chi tiết kế hoạch triển khai của Dự án. Các công việc và nội dung đào tạo cần thực hiện.

Bước 2: Đào tạo nhận thức về ISO 22000

Thông thường việc đào tạo nhận thức về ISO 22000 cho Doanh nghiệp sẽ có 02 cấp độ.

  • Cấp độ 1 là đào tạo nhận thức chung cho toàn bộ công nhân viên. Mục tiêu là tất cả cán bộ, công nhân của Doanh nghiệp nhận thức được ISO 22000 là gì.
  • Cấp độ 2 là đào tạo cho đội ngũ quản lý. Ngoài nhận thức chung về ISO 22000. Nội dung đào tạo cho đội ngũ này sẽ thêm về cách thức xây dựng, triển khai ISO 2200, các công việc cần thực hiên.

Bước 3: Lập kế hoạch biên soạn tài liệu ISO 22000

  • Đây là việc quan trọng tiếp theo của Dự án tư vấn. Bước này sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức của Doanh nghiệp lẫn đơn vị tư vấn.
  • Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất.
  • Tổ chức tư vấn sẽ đồng hành sát sao cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng các tài liệu này.
    Mục tiêu là xây dựng được hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp phù hợp với ISO 22000. Đồng thời, mang lại hiệu quả quản lý cho Doanh nghiệp.

Bước 4: Ban hành hệ thống tài liệu

  • Các tài liệu sẽ được tổ chức tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét. Việc xem xét này sẽ diễn ra liên tục từ lúc xây dựng cho đến khi đưa vào áp dụng. như sổ tay chất lượng, Sổ tay an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 vv.
  • Sau khi doanh nghiệp ký ban hành cho toàn bộ tổ chức. Nếu thấy những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết.
    Các tài liệu sau khi xây dựng xong sẽ được phổ biến cho toàn công ty.
  • Việc phổ biến sẽ là bước đệm để tiến hành áp dụng thực tế.

Bước 5: Phổ biến chính sách và các yêu cầu toàn công ty

  • Sau khi tài liệu được ký duyệt và được đào tạo áp dụn. Các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. tổ chức tư vấn sẽ luôn theo dõi kết quả của việc vận hành hệ thống này.
  • Để đảm bảo hệ thống phù hợp; mang lại hiệu quả; các vấn đề cần thiết cần chỉnh sửa.
  • Có thể có những khoá đào tạo vận hành cho từng phòng ban vẫn triển khai ở giai đoạn này.

Bước 6: Đào tạo đánh giá viên nội bộ

  • tổ chức tư vấn sẽ tiến hành đào tạo cho các đội ngũ quản lý; những người trong ban ISO.
  • Nội dung đào tạo là các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO.
  • Sau đào tạo; đội ngũ này sẽ biết cách tự đánh giá hệ thống của mình.

Bước 7: Thực hiện đánh giá nội bộ

  • Doanh nghiệp phải thực hiện tự đánh giá hệ thống của mình. Được gọi là đánh giá nội bộ.
  • Đội ngũ đã được đào tạo sẽ đánh giá chéo phòng ban trong Doanh nghiệp. Để xem xét tính phù hợp của hệ thống cũng như các điểm cần khắc phục.

Bước 8: Họp xem xét của lãnh đạo

  • Theo yêu cầu ISO 22000, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn.
  • Mục tiêu là để xem sự phù hợp của hệ thống trong quá trình áp dụng. Xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống

Bước 9: Thực hiện khắc phục phòng ngừa và cải tiến

  • Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 22000.

Bước 10: Đánh giá chứng nhận ISO 22000

  • Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch.
  • Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 22000.
  • tổ chức tư vấn sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục.

 


MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Để đạt được thành công bước đầu trong việc áp dụng hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo ISO 22000 thì việc đánh giá và chọn lựa đơn vị tư vấn là rất quan trọng. Một số tiêu chí mà diendaniso.com muốn đưa ra cho bạn để tổ chức bạn tham khảo:

1- Xem xét hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn: Việc xem xét kĩ hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn là bước đầu tiên để giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ uy tín của doanh nghiệp của bạn. Yêu cầu hồ sơ phải rõ ràng (không mù mờ) có lộ trình thực hiện có nêu rõ các hạng mục thực hiện một cách rõ ràng thời gian thực hiện, số ngày công thực hiện…

2- Kinh nghiệm/tính chuyên nghiệp của đơn vị tư vấn: Cần xem danh sách khách hàng mà họ đã tư vấn, đối tượng khách hàng lớn hay nhỏ tập trung là khách hàng nước ngoài hay trong nước…(bạn có thể chọn vài khách hàng lớn mà bạn biết trong danh sách để kiểm chứng bằng nhiều cách cũng có thể yêu cầu cung cấp bằng chứng như hợp đồng tư vấn…). Yếu tố này nếu bạn đã từng là nhà cung cấp cho các khách hàng lớn của nước ngoài thì bạn sẽ thấy họ đánh giá bạn như thế nào…

3- Thành lập ban đánh giá (Ban Giám Đốc & trưởng các phòng ban) đánh giá trực tiếp chuyên gia tư vấn thông qua buổi gặp mặt / thuyết trình của chuyên gia tư vấn (Bạn sẽ đánh giá khả năng thuyết trình, mức độ chuyên nghiệp….etc)

4- Giá cả cũng là một vấn đề cần xem xét nhưng giá thấp quá bạn sẽ không chọn được chuyên gia có nhiều kinh nghiệm được. Nếu kinh phí của bạn có hạn bạn có thể chọn dịch vụ đào tạo sau đó bạn tự xây dựng hệ thống cũng là một lựa chọn

5- Hình thức thanh toán các đơn vị tư vấn thông thường yêu cầu tạm ứng/ thanh toán sau khi ký kết hợp đồng nhưng bạn cũng có thể thương lượng yêu cầu đợt 1 sau khi đã thực hiện thử dịch vụ & phần còn lại sau khi nhận chứng nhận khoảng 30%

6- Các yêu cầu khác sau khi đạt chứng nhận ISO 22000:2018 như hỗ trợ đánh giá nội bộ định kỳ hàng năm để nâng cao hệ thống bạn cũng cần xem xét đến


Trên đây là những chia sẻ mà diendaniso.com muốn gửi tới các tổ chức/ doanh nghiệp những kiến thức về bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cùng quy trình tư vấn ISO 22000:2018 chuyên nghiệp nhất. Hy vọng bạn và tổ chức của mình có thể áp dụng và xây dựng được một Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm hiệu quả nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!