Chứng Nhận FSC/CoC – Tiêu Chuẩn Quản Lý Rừng Bền Vững

0
SHARES
254
VIEWS

Diện tích rừng hiện nay ngày một bị giảm sút do chính sách lỏng lẻo trong việc quản lý và khai thác rừng gây ra. Để quản lý rừng hiệu quả và bền vững thì chứng nhận FSC chính là một giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ rừng bền vững và phù hợp với luật pháp quy định.

FSC LÀ GÌ ?

Trên nhiều tài liệu có nói khá nhiều về cụm từ này. Đây là tên gọi của một tổ chức quốc tế. FSC  viết tắt từ cụm từ tiếng anh (Forest Stewardship Council) Hội Đồng Quản Lý Rừng. Tổ chức phi chính phủ này có đề ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường và có lợi ích cho xã hội cũng như đạt hiệu quả kinh tế.

Từ khi ra đời cho đến nay hội đồng quản lý rừng thế giới FSC đã giúp cải thiện đáng kể ảnh hưởng của việc khai thác rừng bừa bãi gây hại đến môi trường toàn cầu. Nếu một sản phẩm, giống như một sản phẩm nội thất bằng gỗ cứng nhiệt đới, được dán nhãn là “FSC Certified”, điều đó có nghĩa là gỗ được sử dụng trong sản phẩm và nhà sản xuất đã đáp ứng các yêu cầu của Hội đồng Quản lý Rừng

  • Bạn có thể tìm hiểu thêm về tổ chức FSC tại đây

Sau 27 năm hoạt động thì FSC đã chứng tỏ được sức ảnh hưởng của mình lên toàn cầu trong việc ngăn chặn các khu rừng bị khai thác bất hợp pháp và phá hủy nghiêm trọng.


TIÊU CHUẨN FSC LÀ GÌ ?

Tiêu chuẩn FSC chính là bộ tiêu chuẩn được tổ chức FSC ban hành giúp kiểm soát và quản lý rừng bền vững. Bộ tiêu chuẩn với những nguyên tắc đặt ra yêu cầu các tổ chức/ doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi hành trình sản phẩm gỗ cần đáp ứng để được chứng nhận FSC. Việc tổ chức nhận được giấy chứng nhận FSC chứng minh rằng hiệu quả quản lý rừng đáp ứng các yêu cầu của quản lý bền vững.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TIÊU CHUẨN FSC

Việc phát triển bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng như FSC hay PEFC được nhen nhóm từ khá lâu. Điển hình là từ năm 1992 tại Chương trình Nghị sự 21 ( Agenda 21) tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất (Earth Summit) đã đưa ra được các nguyên tắc sơ khai về quản lý rừng, tuy các nguyên tắc này không có ràng buộc về pháp lý nhưng nó đã tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ hợp tác cùng đưa ra một chứng nhận mang tính quốc tế về rừng.

  • FSC – Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng) là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1993 tại Canada, tổ chức FSC hoạt động một cách độc lập, phi lợi nhuận.
  • Năm 1994 ban thư ký của Hội đồng quản lý rừng – FSC được đặt ở Oaxaca-Mexico, cũng vào năm nay này Hội đồng quản lý rừng – FSC đã đưa ra các nguyên tắc và tiêu chí về hoạt động quản lý và khai thác rừng.
  • Năm 1996 thì các nguyên tắc và tiêu chí này được phê duyệt
  • Năm 2003 trụ sở Hội đồng quản lý rừng – FSC được đặt tại Bonn của Đức.
  • Năm 2004 tại Đức thì Hiệp hội Quản lý rừng đã cho công bố các quy định mới về hệ thống các tiêu chuẩn bao gồm hệ thống kiểm soát và dán nhãn.

CHỨNG NHẬN RỪNG FSC LÀ GÌ?

Giấy chứng nhận FSC là một bản xác nhận của tổ chức FSC đối với cơ sở có phạm vi được đánh giá có thể đáp ứng được các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn FSC. Những tổ chức/ doanh nghiệp hiện nay làm trong chuỗi cung ứng sản phẩm từ gỗ đều mong muốn có được giấy chứng nhận FSC này. Hiện nay có 2 loại chứng nhận FSC đang được các tổ chức chứng nhận cấp như sau:

Chứng nhận FM (Forest Management) Certificate – hay còn gọi là Chứng nhận Quản lý rừng: là chứng nhận cấp cho một hoặc các khu rừng xác định đã tuân thủ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, cộng đồng, xã hội và kinh tế.

Chứng nhận CoC (Chain of Custody Certificate) – hay còn gọi là Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm: là chứng nhận cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ giao dịch từ các nguồn gốc đã được cấp chứng nhận, các sản phẩm này có thể sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của Tổ chức chứng nhận (bên thứ 3).

Chứng nhận FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm/Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát.


CÁC CHUẨN MỰC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN FSC-CoC HIỆN NAY:

– Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver. 02) – Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm đối với các công ty cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.

– Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver. 02) – Tiêu chuẩn FSC dành cho các công ty đánh giá nguồn gỗ có kiểm soát FSC.

– Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver. 02) – Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành cho các tổ chức quản lý rừng.

– Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver. 02) – Các yêu cầu dán nhãn FSC trên sản phẩm.


ĐỐI TƯỢNG CẦN CÓ CHỨNG NHẬN FSC-COC

Như đã nói ở trên thì bộ tiêu chuẩn FSC có thể được áp dụng cho hầu hết các tổ chức/ doanh nghiệp nằm trong chuối hành trình gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Những tổ chức/ doanh nghiệp đó có thể là:

Tổ chức trang trại lâm nghiệp: Trang trại rừng thuộc sở hữu nhà nước, trang trại rừng doanh nghiệp, trang trại rừng cộng đồng, trang trại rừng tư nhân và tất cả các trang trại lâm nghiệp khác.

Tổ chức kinh doanh lâm sản: Doanh nghiệp thương mại quốc tế và doanh nghiệp bán hàng liên quan đến lâm sản.

Các doanh nghiệp chế biến lâm sản trực tiếp hoặc gián tiếp: Như nhà máy gỗ tròn, nhà máy ván, nhà máy sản xuất đồ gỗ, nhà máy sàn, nhà máy cửa và cửa sổ, nhà máy bột giấy, nhà máy giấy, nhà máy đóng gói, nhà máy in,…

Liên quan đến các ngành liên quan đến sản phẩm gỗ, như: công nghiệp sàn, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp trang trí nội thất, công nghiệp nhạc cụ, văn phòng phẩm, công nghiệp đồ chơi, quà tặng, ngành bao bì, ngành in ấn …


10 NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU CHUẨN FSC

Về cơ bản FSC có bao gồm 10 nguyên tắc chính cụ thể như sau:

  • Nguyên tắc 1: Tuân thủ đúng pháp luật của nước sở tại và các nguyên tắc của tổ chức FSC

Theo đó thì hoạt động quản lý rừng cần đảm bảo tuân thủ đúng luật pháp của nước sở tại và các hiệp ước, những thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia cũng như việc tuân thủ theo những nguyênn tắc và tiêu chí đề ra của tổ chức FSC

  • Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất.

Ở nguyên tắc này có nêu rõ rằng cần phải xác định rõ quyền sử dụng, hưởng dụng đất và tài nguyên rừng dài hạn và cần được luật pháp nước sở tại thừa nhận.

  • Nguyên tắc 3: Các quyền của người dân bản địa

Các quyền lợi hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu sử dụng và quản lý đất đai và tài nguyên được công nhận và tôn trọng.

  • Nguyên tắc 4: Các quan hệ cộng đồng cùng các quyền lợi của công nhân lâm nghiệp.

Ở nguyên tắc này FSC có nêu rõ các hoạt động quản lý rừng bền vững sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

  • Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng

Việc thực hành quản lý rừng bền vững sẽ giúp khuueens khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng giúp đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn hơn về môi trường và xã hội.

  • Nguyên tắc 6: Tác động môi trường

Những hoạt động quản lý rừng cần phải đảm bảo công việc đa dạng sinh học và các giá trị của chúng về nguồn nước, tài nguyên cũng như hệ sinh thái độc đáo và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.

  • Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai

Kế hoạch quản lý rừng phải tương thích với quy mô và cường độ quản lý phải xây dựng và thực thi, thường xuyên cập nhật. Trong đó nêu rõ các mục tiêu dài hạn và các tác động nhằm đạt được mục tiêu. Kế hoạch quản lý rừng sẽ tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất chung và dựa vào kiểm kê rừng hàng năm.

  • Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

  • Nguyên tắc 9: Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao

Với những khu rừng có giá trị bảo tồn cao thì hoạt động quản lý cần đặc biệt tập trung vào việc duy trì cũng như phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này.  Những quyết định có liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.

  • Nguyên tắc 10: Rừng trồng

Việc quan trọng chính là việc tái tạo rừng sau khi đã khai thác. Ở nguyên tắc này chú trọng vào việc trồng rừng. Hoạt động này cần phải được quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1-9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như nguyên tắc 10. Việc trồng rừng giúp đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới và giúp hoạt động quản lý thêm đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy cũng như khôi phục và bảo tồn nguồn rừng tự nhiên.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN FSC

Về mặt môi trường: Chứng nhận FSC là một minh chứng giúp góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái tự nhiên.

Về mặt xã hội: Tổ chức nhận được chứng chỉ FSC có thể thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội và cuộc sống của con người.

Về mặt kinh tế: Chứng nhận FSC về mặt vĩ mô giúp giảm thiểu các lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng. Những sản phẩm được tạo ra được gắn nhãn FSC có giá trị kinh tế cao hơn nên lợi nhuận sẽ được gia tăng khi kinh doanh sản phẩm được chứng nhận FSC

Về mặt thương hiệu: Thương hiệu của bạn sẽ được nâng tầm nếu như bạn nhận được chứng nhận này. Công ty của bạn có thể sử dụng FSC để truyền thông cho các sản phẩm của mình.


QUY TRÌNH  CHỨNG NHẬN FSC

Các bước chứng nhận FSC-COC được thực hiện như sau:

Bước 1: Liên hệ bộ phận tiếp nhận, cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động của bạn chúng tôi sẽ lên các thủ tục và đơn giá chứng nhận FSC cho bạn.

Bước 2: Tiến hành thực hiện đánh giá cấp chứng nhận. Sau khi sắp xếp thời gian thống nhất giữa hai bên, chuyên gia tiến hành tới đợn vị để đánh giá.

Bước 3: Sau khi đánh giá nếu các hoạt động của bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của FSC thì bạn sẽ được cấp chứng chỉ FSC.

Lưu ý: Thời hạn của chứng chỉ FSC sẽ trong vòng 5 năm và sẽ có 4 lần đánh giá hàng năm, để đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của FSC trong tổ chức của bạn.


FSC đã ủy quyền cho 10 cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ rừng gồm:

  • SGS – Chương trình QUALIOR – nước Anh
  • Hiệp hội đất – Chương trình Woodmark – nước Anh
  • BM TRADA Certification – nước Anh
  • Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn rừng – Hoa Kỳ
  • Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood – Hoa Kỳ
  • SKAL – Hà Lan
  • Silva Forest Foundation – Canada
  • GFA Terra System – Đức
  • South African Bureau for Standards (SABS) – Nam Phi
  • Institute for Martokologic (LMO) – Thụy Sĩ

 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!