Win-Win là gì? Nghệ thuật đàm phán trong Kinh Doanh

0
SHARES
156
VIEWS

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ đàm phán Win-Win chưa ? Mối quan hệ win-win trong giới trong kinh doanh còn được gọi là nghệ thuật đàm phán biểu thị ý nghĩa đôi bên cùng chiến thắng. Nếu bạn muốn hiểu thêm về nghệ thuật đàm phán win-win là gì và bí quyết để một cuộc đàm phán có kết quả có lợi cho cả hai thì cùng theo dõi tiếp bài viết để được diendaniso.com bật mí nhé!

đàm phán win-win


NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN WIN-WIN LÀ GÌ ?

Đàm phán Win-win là một thuật ngữ được sử dụng trong đàm phán kinh doanh chỉ đôi bên cùng có lợi. Mục đích của một cuộc đám phán Win-win chính là đi đến một kết quả chung có lợi ích cho cả 2 bên và được chấp nhận. Với những thỏa thuận làm hài lòng cả hai bên thì sẽ giúp cuộc đàm phán đi đến tiếng nói chung và hiệu quả nhất giúp hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ.

Việc có được một cuộc đàm phán Win-win thành công là cả một nghệ thuật của sự thương thuyết và kĩ năng mềm khéo léo. Một cái bắt tay sau buổi đàm phán win-win chính là thời điểm đặt nền móng cho một cuộc hợp tác lâu dài cho cả hai bên.

đàm phán win-win


MỤC ĐÍCH CỦA ĐÀM PHÁN WIN WIN

Có thể nói việc giao thương phát triển kéo theo các quan hệ kết nối mạnh mẽ và hợp tác ngày càng nhiều. Việc đàm phán Win-win đôi bên cùng có lợi có nhiều mục đích như sau:

  • Phát triển đối tác chiến lược

Trong kinh doanh giao thương buôn bán nhiều khi chiến thắng không phải là mục tiêu cuối cùng của bạn. Một nhà quản trị tài ba nhận thức được rằng việc duy trì một cộng đồng cùng phát triển với những đối tác chiến lược chính là con đường phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Dựa trên đàm phán win win, hầu hết các doanh nghiệp thuận lợi tìm thấy những đối tác mà mình tin tưởng.

  • Thống nhất nhanh, giảm lãng phí

Mãi cố chấp với những tiêu chuẩn mục tiêu đặt ra trước khi đàm phán, doanh nghiệp có thể mất nhiều hơn được. Trước hết là thời gian đàm phán sẽ kéo dài, thời điểm hoàn hảo nhất để triển khai dự án có thể sẽ đi qua, cho dù có đàm phán thành công sau này thì lợi nhuận mang về đã không còn như mong đợi. Thêm nữa, chèn ép đối phương quá nhiều, họ có thể miễn cưỡng chấp nhận nhưng trên thương trường, doanh nghiệp đã có thêm một kẻ thù. Đàm phán win win sẽ loại bỏ những thiệt hại này cho tổ chức, mang đến kết quả thống nhất nhanh, hạn chế hao tổn nguồn lực ở cả hiện tại và tương lai.

đàm phán win-win

  • Không có lợi ích tối đa

Mục đích của việc đàm phán Win-win chính là việc hợp tác và chia sẻ với nhau lợi ích. Hiện nay việc tối ưu khóa lợi ích cho bản thân là điều khó có thể thực hiện được. vì số lượng doanh nghiệp cùng ngành, cùng năng lực ngày một lớn, chưa kể những sản phẩm thay thế vẫn đang phát triển không ngừng.


NHỮNG YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH ĐÀM PHÁN WIN-WIN

Qúa trình đàm phán Win-win thông thường sẽ bao gồm những yếu tố như sau:

  • Kết quả mong muốn: Chỉ những thứ mà mình đạt được sau cuộc đàm phán.
  • Nguyên tắc: Mọi cuộc đàm phán đều cần dựa vào những nguyên tắc hoặc chính sách để làm căn cứ cho cuộc đàm phán thỏa thuận.
  • Các nguồn lực tham gia: Chúng bao gồm các nguồn lực như con người, ngân sách, nguồn lực kỹ thuật và bất kỳ sự hỗ trợ nào của tổ chức để giúp đạt được kết quả của cuộc đàm phán như mong muốn.
  • Thời gian đàm phán: Đặt ra khung thời gian và các tiêu chuẩn thực hiện mong đợi.
  • Kết quả: Là những điều tốt và xấu xảy ra hoặc sẽ xảy ra do kết quả của việc đánh giá.

5 YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ

Nhiều nhà đàm phán thường quá quan tâm đến lợi ích của mình mà không chú ý đến lợi ích của bên đàm phán. Đây là một sai lầm khiến cuộc đám phán không thể đi đến đâu được. Chúng tôi xin đưa ra cho bạn một số bí quyết bạn cần cân nhắc để tiến tới một cuộc đàm phán đôi bên cùng có lợi.

  • Biết mình là ai

Điều đầu tiên bạn cần hiểu mình và doanh nghiệp của mình rõ.Việc hiểu được bản thân mình và những mục tiêu quan trọng nhất khi tham gia đàm phán là gì. Việc này cần phải được hiểu rõ mình muốn gì và những giới hạn của cuộc đàm phán cần theo nguyên tắc nào.

đàm phán win-win

  • Biết người

Một nguyên tắc được đề cập đến trong Binh pháp Tôn Tử vào thời Chiến Quốc ở Trung Hoa vẫn không bao giờ lỗi thời trong kinh doanh hiện nay đó chính là “Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”. Như ở trên 123job cũng đã chia sẻ tới yếu tố quan trọng là “biết mình”. Vậy “biết người” là gì và nó có vai trò gì trong cuộc đàm phán?

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Sau khi hiểu mình là gì và lúc này cần phải biết người tức đối tác mà bạn đàm phán ở đây là gì. Họ có sở thích, phong cách đầu tư và mong muốn gì từ đó có được những chiến lược đàm phán một cách hợp lý nhất cho bạn.

  • Biết cách nhượng bộ

Một cuộc đàm phán hiệu quả theo hướng Win-win chính là thảo luận về những khả năng có thể giúp bạn có lợi. Đôi khi phải học được cách nhượng bộ để đạt được một thỏa thuận chung nào đó có lợi hài hòa cho 2 bên.

Cần dựa trên sự tôn trọng đối phương trong các buổi đàm phán để từ đó không tạo ra được mâu thuẫn và khiến cho kết quả đàm phán được diễn ra suôn sẻ.

đàm phán win-win

  • Luyện tập kỹ càng trước khi bước vào cuộc đàm phán

Trước khi đàm phán bạn cần chuẩn bị kỹ càng các thông tin, mục tiêu và kế hoạch cho cuộc đàm phán. Tìm hiểu càng kĩ càng sở thích, mong muốn và nhu cầu của đối tác sẽ khiến cho bạn tìm được điểm chung tương đồng và tiếng nói chung cho mỗi cuộc đàm phán.

Một sự chuẩn bị kỹ càng, chính xác sẽ không bao giờ là thừa thãi đối với một doanh nhân. Và cũng đừng quên đặt ra nhiều tình huống bất ngờ khác nhau và luyện tập cách giải quyết vấn đề tại nhà để buổi đàm phán có thể đạt được kết quả win-win là gì như đúng mong muốn.

>> Xem thêm: Tư duy phản biện là gì ? 


Hy vọng bài viết trên đã khái quát Win Win là gì, yếu tố cấu thành và bí quyết áp dụng nghệ thuật Win – Win khéo léo.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!