Vendor là gì? Sự khác nhau giữa Vendor và Supplier

0
SHARES
64
VIEWS

Trong sản xuất kinh doanh bạn có thể thường xuyên bắt gặp thuật ngữ Vendor. Đây là thuật ngữ có liên quan đến các nhà cung cấp các ngành công nghiệp. Tuy nhiên thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn với supplier. Bài viết này diendaniso.com sẽ làm rõ thắc mắc của bạn về Vendor. Đồng thời giúp bạn phân biệt được những khái niệm liên quan như Supplier, Seller.

VENDOR là gì


KHÁI NIỆM VENDOR LÀ GÌ ?

Đây là thuật ngữ nằm trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Khái niệm vendor được hiểu là những cá nhân hoặc tổ chức bán hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ cho các tổ chức khác trong cùng một chuỗi sản xuất kinh tế. Với mục đích của các sản phẩm và dịch vụ được các vendor chính là để tiêu dùng. Hình thức thường thấy chính là cung cấp hàng hóa B2B hay B2C

Có thể lấy một vài ví dụ cho bạn đó chính là các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy chính là vendor cung cấp hàng hóa cho những nhà sản xuất và lắp ráp các bộ phận trở thành xe máy rồi họ bán cho các nhà bán buôn bán lẻ để cho người sử dụng cuối cùng.


PHÂN BIỆT VENDOR VÀ NHỮNG THUẬT NGỮ KHÁC

Nhiều người vẫn còn khá mơ hồ khi sử dụng thuật ngữ vendor với các thuật ngữ khác như seller, supplier vv. Chúng tôi xin chỉ ra một số điểm khác biệt lớn để bạn phân biệt.

  • Vendor: Hay còn gọi là người bán. Họ có thể là trực tiếp bán sản phẩm rồi bán hoặc là đối tác với một đơn vị nào đó để bán sản phẩm. Vendor có thể như một công ty bán sản phẩm.
  • Seller: Đây cũng là người bán chúng có ý nghĩa khá tương đương với vendor. Tuy nhiên thì đây chính là những người có nghĩa hẹp hơn không rộng như vendor và thường hướng đến đối tượng cá nhân nhiều hơn.
  • Supplier: Đây được hiểu như những nhà cung cấp. Họ cung ứng sản phẩm ra thị trường và mang những ý nghĩa của công ty nhiều hơn.

VENDOR là gì


VỊ TRÍ CỦA CÁC VENDOR TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Có thể nói trong một chuỗi cung ứng của một ngành thì những vendor chính là những mắt xích cuối cùng đứng vị trí quan trọng gần với người tiêu dùng. Họ phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến với khách hàng của mình.

Vendor có thể đứng ở vị trí vừa là người mua cũng là người bán hàng chính hiệu. Để tối ưu lợi nhuận, hầu hết các Vendor đều nhập hàng với giá gốc từ nhà sản xuất, tiếp đó là bán lại cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, mục đích sử dụng với giá bán lẻ.


CÔNG VIỆC CỦA MỘT VENDOR

Vendor là một người chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó các Vendor chính là người làm việc một cách trực tiếp với nhau để giúp giảm bớt các vấn đề cung ứng cho đơn vị sản xuất.

Yêu cầu công việc chi tiết của một Vendor bao gồm:

  • Sắp xếp hoạt động cung cấp sản phẩm hoặc hàng hóa cho khách hàng,
  • Giảm nhẹ công việc cho đơn vị sản xuất,
  • Tiết kiệm thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp
  • Giúp đơn sản xuất tập trung phát triển sản phẩm tốt hơn.

Vendor là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Chỉ một Vendor gặp sai sót, toàn chuỗi sẽ bị ảnh hưởng. Đôi khi, điều này còn gây bất lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

VENDOR là gì


NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ CHỌN LỰA NHÀ CUNG CẤP TỐT NHẤT

Nếu như bạn chính là một Vendor thì hầu như bạn đều có mong muốn có thể kiếm được lợi nhuận từ việc chênh lệch giá cả sau bán hàng. Bạn cần chọn lựa và nhập các sản phẩm có chất lượng tốt từ một nhà cung cấp tốt trên thị trường. Một số tips để bạn chọn lựa một nhà cung cấp tốt nhất.

  • Chất lượng sản phẩm

Có thể nói chất lượng của sản phẩm luôn là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà khách hàng xem xét khi tiến hành mua. Chính vì thế mà bạn cần phải chọn lựa một đơn vị cung cấp hàng hoa đạt chất lượng một cách đồng đều nhất.

  • Số lượng hàng hóa hư hỏng

Dữ liệu hàng hóa bị hư hỏng chính là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng nhất. Bạn không nên lựa chọn những nhà cung cấp không có cam kết trong việc bảo quản hàng giao đến cũng như việc bồi thường nếu có tỷ lệ sản phẩm hư hỏng cao.

VENDOR là gì

  • Thời gian giao hàng

Nên căn cứ vào thời gian giao hàng để có thể hạn chế được việc bạn không có hàng để bán. Những công việc hậu cần một cách theo sau sẽ được thực hiện theo sát đúng tiến độ. Nếu muốn thời gian giao hàng không bị chẫm trễ thì bạn cần phải lập được một kế hoạch chi tiết.


Các đơn vị quản trị nên thiết lập bảng theo dõi thời gian giao hàng thực tế và thời gian giao hàng dự kiến của các nhà cung cấp để có những đánh giá đúng đắn nhất về độ uy tín của họ. Việc này giúp bạn hạn chế được rủi ro xảy ra với các đơn hàng tiếp theo.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!