Tiêu chuẩn SSOP là gì? So sánh giữa SSOP, GMP và HACCP

0
SHARES
234
VIEWS

Bên cạnh GMP thì tiêu chuẩn SSOP là một trong những quy trình bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất cần áp dụng để đảm bảo quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong bài viết ngày hôm nay diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về tiêu chuẩn SSOP và sự giống và khác nhau giữa các tiêu chuẩn GMP, HACCP.


SSOP LÀ GÌ

TIÊU CHUẨN SSOP LÀ GÌ ?

Cụm từ SSOP được viết tắt từ Sanitation Standard Operating Procedures có nghĩa là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. Hay còn được gọi với một cái tên ngắn gọn là quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh. Tiêu chuẩn SSOP là tập hợp những hướng dẫn một cách chi tiết theo dạng văn bản các hoạt động vệ sinh trong nhà máy sản xuất thực phẩm.

SSOP là gì

SSOP là tiêu chuẩn tiên quyết bắt buộc phải thực hiện cùng với GMP ngay cả khi không có chương trình HACCP. SSOP góp phần tăng tính hiệu quả cho chương trình HACCP.

Một ví dụ điển hình của SSOP cho nhà máy sản xuất bánh quy bao gồm những vấn đề như an toàn sử dụng nước, an toàn nguồn nguyên liệu làm bánh, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với bánh. Ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo. Vệ sinh cá nhân, an toàn lò nướng, kiểm soát độ ẩm, kiểm soát vệ sinh bao gói vv.


ĐẶC ĐIỂM CỦA SSOP

Có thể nói bộ tiêu chuẩn SSOP cũng như GMP là những tiêu chuẩn có các yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống an toàn thực phẩm và sản xuất tốt. Chúng đơn giản súc tích và dễ hiểu và thể hiện được chính xác những hoạt động thực tế hàng ngày tại cơ sở sản xuất đó.

Bên cạnh sự đơn giản súc tích thì SSOP còn khá chi tiết, đảm bảo cung cấp rõ ràng từng bước để bất kỳ ai cũng thực hiện công việc đúng cách.

quy trình ssop

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI SỬ DỤNG SSOP

Một khi doanh nghiệp của bạn áp dụng tiêu chuẩn SSOP vào hệ thống sản xuất thực phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích về lâu dài cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Làm tăng tính hiệu quả cho hệ thống chứng nhận HACCP.
  • Nhờ quy trình được kiểm soát mà giúp giảm tối đa các CCP điểm kiểm soát tới hạn trong HACCP.
  • Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm toàn bộ quy trình sản xuất vận chuyển phân phối trước khi đến tay khách hàng.
  • Nhờ quy trình chuẩn sẽ giúp giảm chi phí và thời gian hoạt động.
  • Được coi như là một cách giúp hoạt động kiểm toán nội bộ có thể dễ dàng kiểm tra khi kiểm toán những chương trình/thủ tục của nhà máy.
  • Là một biện pháp phòng vệ pháp lý khi có các khiếu nại liên quan đến chất lượng và an toàn sản phẩm.

NỘI DUNG CỦA SSOP CẦN ĐƯỢC XÂY DỰNG

Dưới đây là 11 nội dung trong SSOP cần phải được xây dựng và kiểm soát:

SSOP Lĩnh vực
SSOP 1 Nguồn nước
SSOP 2 Nước đá
SSOP 3 Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm
SSOP 4 Ngăn ngừa sự nhiễm chéo
SSOP 5 Vệ sinh cá nhân
SSOP 6 Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩ
SSOP 7 Sử dụng và bảo quản hóa chất
SSOP 8 Sức khỏe người lao động
SSOP 9 Kiểm soát động vật gây hại
SSOP 10 Chất thải
SSOP 11 Thu hồi sản phẩm

Tùy thuộc vào các tính chất của sản phẩm và quy trình của mỗi doanh nghiệp thực phẩm sẽ có các điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt có những doanh nghiệp có áp dụng 11 SSOP như trên. Một số doanh nghiệp có thể phải xây dựng SSOP riêng biệt tương ứng với các hoạt động vệ sinh thực tế.

SSOP là gì

Nhưng cũng có những nơi chỉ cần kiểm soát một số SSOP cụ thể. Điển hình như các doanh nghiệp không sử dụng nước đá hay hóa chất thì không cần phải thực hiện SSOP 2 và SSOP 7.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA GMP VÀ SSOP

Với những doanh nghiệp thực phẩm ban đầu khi mới triển khai hệ thống ISO 22000 hay HACCP thường khá bối rối và nhẫm lẫn giữa GMP và SSOP. Thực tế thì đây là hay khái niệm khá khác nhau có những nét riêng. Chúng ta cùng phân tích sự khác nhau cơ bản để phân biệt giữa SSOP và GMP.

SSOP GMP
Khái niệm – Là quy trình vận hành và kiểm soát vệ sinh tiêu chuẩn.

– Viết tắt cho từ Sanitation Standard Operating Procedures.

– SSOP thuộc về quy phạm vệ sinh.

– Là hệ thống những tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.

– Viết tắt cho từ Good Manufacturing Practices.

– GMP thuộc về quy phạm sản xuất

Phạm vi áp dụng – Người lao động;

– Nhà xưởng;

– Trang thiết bị;

– Các hoạt động Vệ sinh sản xuất;

– Các hoạt động vệ sinh môi trường;

– Các hoạt động vệ sinh cá nhân.

– Chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm thực phẩm;

– Các công đoạn sản xuất, chế biến

– Các công đoạn thực hiện việc tiếp nhận thành phẩm.

Mục tiêu kiểm soát – CP

– Là những quy phạm vệ sinh nhằm đáp ứng được những yêu cầu về vệ sinh chung trong GMP.

– CP

– Đưa ra quy định cho những yêu cầu vệ sinh chung. Các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trong thực phẩm vì điều kiện vệ sinh kém.

Nội dung  11 lĩnh vực cần phải đạt chuẩn SSOP bao gồm:

1. An toàn nguồn nước

2. An toàn nước đá.

3. Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm

4. Ngăn ngừa sự nhiễm chéo.

5. Vệ sinh cá nhân.

6. Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.

7. Sử dụng và bảo quản hóa chất.

8. Sức khỏe người lao động.

9. Kiểm soát động vật gây hại

10. Chất thải.

11. Thu hồi sản phẩm.

GMP được thực hiện theo 4 bước sau:

1. Mô tả về yêu cầu kỹ thuật/ quy trình chế biến theo từng công đoạn/ một phần sản xuất của công đoạn đó.

2. Đưa ra lý do rõ ràng về việc thực hiện yêu cầu/quy trình kỹ thuật đã mô tả.

3. Thực hiện chính xác các thao tác, thủ tục theo  từng công đoạn để đảm bảo những yêu cầu về chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

4. Việc thực hiện và giám sát GMP cần được phân công cho các đối tượng cụ thể.

Quy trình vận hành Những tiêu chuẩn vệ sinh SSOP phải được văn bản hóa. Là một phần trong các quy trình SSOP và trong hướng dẫn hoạt động.
Vai trò – Tăng hiệu quả của cho hệ thống HACCP.

– Giảm số lượng những điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong HACCP.

– Được áp dụng cùng với GMP ngay cả khi không có HACCP.

– Đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

– Giảm thiểu chi phí và gia tăng hiệu suất sản xuất.

– Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thời gian áp dụng   

GMP và SSOP có thể áp dụng trước hoặc đồng thời với HACCP 

Có thể nói SSOP là một trong những quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cùng với những hệ thống khác như GMP, HACCP là một trong những hệ thống mang nhiều ý nghĩa to lớn cho doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn SSOP cũng như sự khác nhau giữa SSOP – GMP. Hy vọng bài viết đem đến nhiều kiến thức hữu ích với các doanh nghiệp.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!