Trong quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thì người lãnh đạo cần quan tâm đến nhiều chỉ số. Một trong số đó chính là chỉ số ROA – Chỉ số tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Chỉ số này có thể giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty tạo ra lợi nhuận từ tài sản đầu tư của mình. Vậy ROA là gì? Chỉ số này có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của diendaniso.com sẽ lý giải cụ thể vấn đề trên.
Nội dung
KHÁI NIỆM CHỈ SỐ ROA
Chỉ số ROA viết tắt bởi cụm từ Return On total Assets nghĩa là chỉ số phản ánh tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đo lượng khả năng sinh lời trên mỗi một đồng tài sản của doanh nghiệp.
Với chỉ số này được sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động hay cụ thể hơn là mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của một doanh nghiệp.
Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ ROA TRONG KINH DOANH
Chỉ số ROA là một trong những chỉ số có ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Với chỉ số này nhà đầu tư, ban lãnh đạo có thể rút ra được nhiều điều về tình hình hoạt động cũng như sức khỏe của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp
Với mỗi doanh nghiệp thì chỉ số ROA có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Với ROA, chủ doanh nghiệp có thể biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ số vốn đã đầu tư.
Với chỉ số ROA các tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể so sánh giữa các thời kì với nhau hoặc so sánh với các doanh nghiệp trong cùng một quy mô và lĩnh vực khác nhau. Việc dựa vào ROA, chủ doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra được các quyết định kịp thời phù hợp nhất.
Đối với các nhà đầu tư
Đứng dưới góc độ là một nhà đầu tư thì chỉ số ROA còn là một trong những chỉ số tài chính quan trọng giúp cho các nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Với những công ty có chỉ số ROA cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành tương lai chúng có thể có khả năng sinh lời tốt hơn rất nhiều.
Đối với ngân hàng
ROA cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nhờ đó, ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay vốn một cách cân nhắc dựa trên đánh giá về khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp.
CÔNG THỨC TÍNH ROA
Để tính được Chỉ số ROA thì chúng ta thường lấy lợi nhuận ròng (Net Profit) chia cho tổng tài sản (Total Asset) và nhân với 100 để quy đổi ra phần trăm.
Chỉ số này sau khi được tính sẽ cho biết được công ty thu được bao nhiêu phần trăm lợi nhuận từ tài sản mà doanh nghiệp có.
Công thức tính:
Lợi nhuận trên tài sản hoặc ROA = (Lợi nhuận ròng : Tổng tài sản) x 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các chi phí và thuế.
- Tổng tài sản trung bình được tính bằng cách lấy tổng tài sản cuối kỳ và tài sản cuối kỳ của kỳ trước đó, sau đó chia cho 2.
CHỈ SỐ ROA NHƯ NÀO LÀ TỐT ?
Có thể thấy được thì chỉ số ROA chính là một chỉ số biểu thị khả năng sinh lời của Doanh Nghiệp. Người ta thường tự hỏi liệu chỉ số ROA như thế nào là tốt. Chúng tôi xin đưa ra tiêu chí cho bạn:
-
So sánh theo lĩnh vực hoạt động:
Như chúng ta đã biết thì mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Chỉ số ROA của mỗi ngành lại có xu hướng khác nhau.
Ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng chỉ số ROA tương đối thấp do cần nguồn tài sản cố định lớn.
Ngành công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng chỉ số ROA cao hơn vì không yêu cầu có lượng lớn tài sản cố định để vận hành.
-
So sánh chỉ số ROA với các đối thủ trong cùng ngành:
Người ta thường sử dụng chỉ số này để tính toán, so sánh các doanh nghiệp cùng ngành với nhau. Những doanh nghiệp mà có chỉ số ROA cao hơn so với mức trung bình thường thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang quản trị tài sản hiệu quả hơn.
-
So sánh chỉ số ROA với kết quả của chỉ số trong quá khứ:
Việc so sánh chỉ số ROA của doanh nghiệp với kết quả trong quá khứ sẽ giúp chúng ta nhận định được doanh nghiệp đó có đang tốt lên hay không.
Note: Thông thường thì chỉ số ROA tăng lên thể hiện rằng doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận. Ngược lại, ROA giảm xuống cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng không tốt và sinh lời ít hơn từ một đồng tài sản.
Theo tổng hợp của trang Forbes.com, ROA trên 5% được coi là tốt, và trên 20% là rất tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần so sánh ROA với các đối thủ cùng ngành và cùng quy mô để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI TÍNH CHỈ SỐ ROA
Chỉ số ROA này mang đến nhiều thông tin cho nhà doanh nghiệp có thể phân tích tình hình sức khỏe của doanh nghiệp. Chúng có những ưu điểm như sau:
ROA phản ánh rõ và hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như vốn vay trong việc tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này có thể so sánh được hiệu quả giữa các công ty với cấu trúc khác nhau mà không cần điều chỉnh.
Chỉ số ROA có thể giúp đánh giá được khả năng quản lý Của công ty trong việc sử dụng các tài sản có sẵn để tạo ra được lợi nhuận.
Những điểm còn hạn chế của chỉ số ROA
Chỉ số ROA thường không được coi trọng trong một số ngành đòi hỏi nguồn tài sản cố định lớn như các ngành công nghiệp nặng như gang, thép vv
Việc sử dụng số liệu khác nhau cho tử số trong tỷ lệ khiến cho việc so sánh giữa các công ty trở nên khó khăn. Một số công ty sử dụng thu nhập hoạt động, trong khi đó một số khác sử dụng lợi nhuận ròng. Như vậy, so sánh giữa các công ty với các cách tiếp cận khác nhau có thể gây hiểu lầm.
>>> Chỉ số ROS là gì? Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Hy vọng với bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu một cách chi tiết về khái niệm cũng như đặc điểm của chỉ số ROA cho bạn đọc hiểu. Chỉ số quan trọng này có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kì kinh doanh. Đây cũng là một chỉ số mà nhà đầu tư cần quan tâm để có chiến lược đầu tư đúng đắn cho mình.