Thẻ điểm cân bằng BSC là gì ? Ứng dụng của BSC trong Doanh Nghiệp

0
SHARES
151
VIEWS

Để quản lý doanh nghiệp hiện đại thì việc dựa vào các chỉ số tài chính là chưa chính xác. Để phát triển bền vững thì ngoài con số đó các nhà quản lý hiện đại cần dựa trên những chỉ số khác trong số đó có chỉ số BSC – Thẻ điểm cân bằng. Hiện nay BSC lọt vào top 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Trong bài viết này Diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức về chỉ số này.

BSC LÀ GÌ ?

Trước khi nói về BSC là gì chúng ta nên nói về sự ra đời của phương pháp này. Vào năm 1992 hai giáo sư Đại học Harvard là Robert S. Kaplan David Norton đã cho công bố công trình nghiên cứu về BSC. Hai ông đã nghiên cứu nhiều năm và chỉ ra rằng nhiều công ty hiện nay đang quản lý doanh nghiệp dựa vào đơn thuần là chỉ số tài chính. Tuy nhiên trên thế giới với nhiều thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp cần quản lý dựa trên một bộ các chỉ số đo lường tốt hơn và hoàn thiện hơn.

Theo đó BSC được viết tắt từ Balanced Scorecard – thẻ điểm cân bằng. Đây là một hệ thống Quản lý Chiến lược được dựa vào kết quả đo lường cũng như đánh giá, được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức. Nói một cách khác, BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể.

Thẻ điểm cân bằng BSC thường được các nhà quản lý chiến lược sử dụng để hoạch định chiến lược nhằm đảm bảo các nỗ lực của công ty được liên kết với chiến lược và tầm nhìn tổng thể.

Từ khi ra đời cho đến nay với những lợi ích to lớn của BSC đã giúp nó nhanh chóng được hàng ngàn các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận khắp nơi trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam. Trong kết quả khảo sát toàn cầu về các công cụ quản lý năm 2011, do hãng tư vấn Bain công bố, BSC đã lọt vào top 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới (vị trí thứ 6).

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BSC

Thẻ điểm cân bằng BSC có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức thuộc mọi quy mô và ngành nghề khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có hơn 60% các công ty và tập đoàn lớn ở Mỹ, Châu Âu đã và đang áp dụng thẻ điểm cân bằng. Xu hướng này vẫn đã và đang gia tăng nhanh chóng và thậm chí đang mở rộng ra khu vực Châu Phi và Trung Đông. Nghiên cứu của Bain & Co đã chỉ ra rằng thẻ diểm cân bằng BSC đang đứng ở vị trí thứ 5 trong số những công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BSC

Thẻ điểm cân bằng BSC được tạo ra giúp các doanh nghiệp đánh giá tổng quan hơn hoạt động của họ không chỉ đơn thuần qua con mắt tài chính với doanh thu – chi phí – lợi nhuận mà còn rộng hơn nữa. BSC trình bày quan điểm cân bằng có tính đến các quan điểm khác về thành công. BSC giải quyết được những hạn chế mà các thước đo tài chính đang phân tích bằng việc bổ sung thêm các thước đo là động lực phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Với 4 khía cạnh mà BSC đề xuất ra nhằm xây dựng một hệ thống đo lường thu thập các dữ liệu và phân tích chúng có mối quan hệ giữa các khía cạnh với nhau: Tài chính, Học hỏi & Tăng trưởng, Quy trình nội bộ doanh nghiệp và Khách hàng.

Bốn khía cạnh này tạo thành nên một khuôn khổ cho Thẻ điểm cân bằng sắp xếp theo nguyên lý quan hệ nhân quả, trong đó nhấn mạnh một kết quả tài chính tốt và bền vững phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào khả năng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

4 KHÍA CẠNH CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

Như đã nói ở trên thì mô hình BSC bao gồm 4 khía cạnh khác nhau đưa ra giúp ccs nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được các bộ phận trong doanh nghiệp để có thể tạo ra được các giá trị cho khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng trong tương lai cùng với các yêu cầu nâng cao hệ thống nội bộ và cải tiến được hiệu quả kinh doanh trong tương lai.

  1. Khía cạnh tài chính

Tài chính trong một thẻ điểm cân bằng có khả năng là khía cạnh truyền thống nhất trong bốn mảng. Bạn sẽ muốn xem xét, đo lường và giám sát các yêu cầu, kết quả về tài chính như lợi tức đầu tư, tăng trưởng, chi phí cố định, lợi nhuận, v.v.

Khía cạnh đầu tiên và cũng là quan trọng trong doanh nghiệp là khía cạnh tài chính. Theo khía cạnh này BSC đưa ra các yếu tố về tài chính như lợi tức đầu tư, chi phí, lợi nhuận vv. Các chỉ số tài chính này có xác định các mục tiêu dài hạn của đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp hay tổ chức. Tuy các mục tiêu lợi nhuận được sử dụng phổ biến hơn

Theo Giáo sư Kaplan và Norton có đưa ra ba giai đoạn của chiến lược kinh doanh bao gồm tăng tưởng – duy trì – thu hoạch.

  • Tăng trưởng: gắn với giai đoạn đầu của chu kỳ sống của sản phẩm và thường có nhu cầu đầu tư nhiều hơn và mang tính dài hạn.
  • Duy trì: Gắn với giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống của sản phẩm. Trong giai đoạn này doanh nghiệp vẫn cần đầu tư và tái đầu tư nhưng đòi hỏi tỷ suất hoàn vốn cao hơn, đồng thời tập trung vào duy trì thị phần hiện tại.
  • Thu hoạch: Gắn với giai đoạn chín muồi của chu kỳ sống của sản phẩm. Trong giai đoạn này doanh nghiệp chỉ đầu tư để duy trì năng lực hiện tại, không mở rộng hoạt động kinh doanh và hướng tới mục tiêu thu hồi vốn nhanh các khoản đầu tư.

  1. Khía cạnh học hỏi và tăng trưởng

Ở khía cạnh này bao gồm 3 nguồn chính: con người, các hệ thống và các quy trình tổ chức.

Khu vực này sẽ kiểm tra tình hình đào tạo nhân viên về các công nghệ thay đổi nhằm cho họ đáp ứng được các công cụ và máy móc mới trong quy trình làm việc. Để thu hẹp khoảng cách này, doanh nghiệp sẽ phải tái đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng, tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, liên kết các quy trình, thủ tục của tổ chức. Các mục tiêu chính là trọng tâm của viễn cảnh học hỏi và phát triển.

Các thước đo đối với nguồn nhân lực là sự kết hợp của một loạt các yếu tố: mức độ hài lòng của nhân viên, lòng trung thành của nhân viên, đào tạo nhân viên và kỹ năng nhân viên. Hệ thống công nghệ thông tin có thể đo lường bằng mức độ sẵn có của các thông tin chính xác về khách hàng và quy trình nội bộ dành cho nhân viên.


  1. Quy trình nội bộ doanh nghiệp

Khía cạnh thứ 3 trong mô hình BSC chính là khía cạnh quy trình nội bộ. Trong khía cạnh này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xác định được các quy trình nội bộ cốt lõi của doanh nghiệp cần tập trung để phát triển mạnh mẽ.

  1. Khía cạnh khách hàng

Khí cạnh thứ 4 chính là khía cạnh khách hàng. Bạn muốn biết được các hoạt động của công ty bạn từ quan điểm của khách hàng sẽ như nào. Làm thế nào để khách hàng của bạn xem các hoạt động của bạn. Những đánh giá và phản hồi là gì và bạn có một thước đo khách quan nào về sự hài lòng của khách hàng từ cuộc khảo sát hoặc từ các nguồn khác.

Các mục tiêu trong khía cạnh khách hàng tập trung vào đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên phân khúc thị trường mục tiêu và đo lường giá trị cung cấp cho khách hàng. Đây là các yếu tố quan trọng đóng góp vào kết quả tài chính vượt trội của một doanh nghiệp.


ỨNG DỤNG CỦA THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

Với những công ty có tính đổi mới thường sẽ ưa thích sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC như một hệ thống Quản lý mang tính chiến lược nhằm quản lý chiến lược của tổ chức trong ngắn và dài hạn. Họ tập trung vào các quá trình:

  • Làm rõ và truyền đạt tầm nhìn và chiến lược
  • Truyền đạt, liên kết các mục tiêu chiến lược và các tiêu chí đánh giá
  • Lập kế hoạch, lập mục tiêu, liên kết các biện pháp chiến lược
  • Xúc tiến các phản hồi và các học hỏi mang tính chiến lược

Để ứng dụng Thẻ điểm cân bằng, bạn có thể bắt đầu với một không gian cho cả bốn khía cạnh và chỉ cần thêm những nội dung cụ thể áp dụng cho tổ chức của bạn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!