Tìm hiểu về tái cơ cấu nợ là gì? Đặc điểm và các hình thức tái cơ cấu nợ?

0
SHARES
96
VIEWS

Trong công việc Kinh Doanh các Doanh Nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro về việc nợ xấu và mất cân đối nguồn vốn. Để tránh được những rủi ro vỡ nợ đối với các khoản nợ hiện có hoặc để tận dụng mức lãi suất thấp hơn thì thuật ngữ tái cơ cấu nợ hay tái cấu trúc nợ chính là một phương pháp phổ biến được áp dụng. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về cơ cấu nợ là gì ? thủ tục cần thiết để tái cơ cấu nợ như thế nào cho bạn hiểu rõ.

tái cơ cấu nợ là gì


CƠ CẤU NỢ LÀ GÌ ?

Tái cơ cấu nợ (tiếng Anh: Debt Restructuring). Để tìm hiểu về cơ cấu nợ chúng ta cùng tìm hiểu về cụm từ ghép cơ cấu và nợ. Cơ cấu chính là kết hợp cũng như hoạt động của các bộ phận, chi tiết trong cùng một thể nhất định. Nợ là một thuật ngữ được dùng để chỉ nghĩa vụ cần thực hiện những nghĩa vụ phải trả hay đền bù về vật chất và tài sản.

Chính vì thế hiểu một cách đơn giản thì Cơ cấu nợ là một khoản nợ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán nợ của bên vay nợ. Nói đến cơ cấu nợ ta thường nhắc đến các từ chuyên ngành như: Nợ công, khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ,…

tái cơ cấu nợ là gì


ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁI CƠ CẤU NỢ

Các Doanh Nghiệp tiến hành tái cơ cấu nợ khi đối mặt với tình trạng giải thể phá sản khi không có năng lực trả nợ.

Việc tái cơ cấu nợ của một doanh nghiệp thường được thực hiện bằng cách giảm lãi suất cho khoản vay hoặc kéo dài thời gian đáo hạn của khoản nợ của công ty, hoặc cả hai.

Hành động thực hiện hõ trợ doanh nghiệp giảm lãi suất các khoản vay hoặc kéo dài thời gian đáo hạn nợ của Công ty cũng sẽ giúp cải thiện khả năng thanh toán. Các chủ nợ hiểu rằng nếu công ty buộc phải phá sản và / hoặc thanh lý, thu nhập của họ có thể bị giảm.

Cơ cấu lại nợ có lợi cho cả hai bên. Các doanh nghiệp tránh được phá sản, và những người cho vay thường nhận được nhiều hơn những gì họ sẽ nhận được thông qua các thủ tục phá sản.


VÍ DỤ VỀ CƠ CẤU NỢ

Một ví dụ khá tiêu biểu về việc tái cơ cấu nợ chính là việc các quốc gia trên thế giới nhiều nước đối mặt với việc vỡ nợ quốc gia. Chẳng hạn như Hi Lạp hay Venezuela. Các quốc gia này sẽ chuyển nợ từ khu vực tư nhân sang các tổ chức khu vực công có khả năng xử lý tốt hơn tác động của một quốc gia đã bị vỡ nợ. Các trái chủ cũng có thể phải cắt lỗ dự kiến bằng cách đồng ý chấp nhận giảm phần trăm nợ, có thể là 25% toàn bộ giá trị của trái phiếu.

Ngày đáo hạn của trái phiếu cũng có thể được gia hạn, việc gia hạn sẽ giúp chính phủ có thêm thời gian để đảm bảo số tiền cần thiết để trả nợ cho các trái chủ của mình. Tuy nhiên, loại tái cơ cấu nợ này không có nhiều cách nhằm để giám sát quốc tế, ngay cả khi các nỗ lực tái cơ cấu thực hiện xuyên biên giới.

tái cơ cấu nợ là gì


LỢI ÍCH CỦA CƠ CẤU NỢ LÀ GÌ ?

Như chúng ta đã thấy việc cơ cấu nợ cho doanh nghiệp sẽ bằng cách tác động đến lãi suất và kéo dài thời hạn các khoản vay cho doanh nghiệp. Việc cơ cấu nợ này sẽ mang lại những lợi ích cơ bản cho công ty như:

Cơ cấu nợ giúp giải quyết các vấn đề về nợ của cá nhân hay tổ chức còn tồn đọng trước đó. Những doanh nghiệp khi được cơ cấu nợ hầu như toàn bộ nguồn vốn thu được từ hoạt động kinh doanh chỉ được sử dụng để trả chi phí lãi vay mà không phải trả gốc.

Doanh nghiệp cơ cấu nợ sẽ giúp giải thoát rủi ro được tình trạng phá sản cho doanh nghiệp từ đó giảm tác động đến người lao động bị mất việc và ngân hàng không phải kê biên tài sản và phát mãi để thu hồi nợ.

Để có được nguồn vốn mới, đặc biệt là từ các đối tác chiến lược hoặc nước ngoài, đòi hỏi khả năng xác định và giải quyết các vấn đề cho vay của một doanh nghiệp. Nếu những vấn đề này được doanh nghiệp chủ động xử lý thì sẽ tạo dựng được lòng tin của nhà đầu tư, và sự tin tưởng đó. Không những vậy, ngược lại còn có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng cho vay.

Cơ cấu lại nợ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái cơ cấu của các công ty thực. Nếu một công ty không tái cơ cấu nợ, các công ty có vấn đề về nợ sẽ khó có thể tái cơ cấu hoặc cải thiện hoạt động mặc dù có tiềm năng tăng trưởng. Điều này sẽ dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp hoặc các vị trí lãnh đạo, nhân viên và cổ đông đều không muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tìm hiểu công ty AMC là gì Vai trò của các công ty quản lí tài sản

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!