Tái cơ cấu nền kinh tế là gì ? Lợi ích và vai trò của tái cơ cấu nền kinh tế

0
SHARES
83
VIEWS

Bất cứ một nền kinh tế nào trên thế giới trong quá trình vận động khi đến một giai đoạn nào đó thì sẽ có sự gia tăng về quy mô và tốc độ phát triển cao hơn. Để sự thay đổi chuyển sang một trạng thái mới tốt hơn cần có sự tái cơ cấu kinh tế cho phù hợp. Đây cũng là một xu hướng tất yếu của các nền kinh tế nói chung trong quá trình vận động và phát triển. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn khai niệm tái cơ cấu nền kinh tế là gì ? Lợi ích và vai trò của việc tái cơ cấu nền kinh tế trong doanh nghiệp hiện nay.

tái cơ cấu nền kinh tế là gì


TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ LÀ GÌ ? 

Tái cơ cấu kinh tế là quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế với qui mô lớn hơn và tốc độ nhanh hơn để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đối với sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp thì việc tái cơ cấu kinh tế được xem là những đòi hỏi khách quan của quá trình vận động và phát triển trong đó tại một thời điểm nhất định, nền kinh tế cần phải có sự thay đổi để chuyển sang một trạng thái mới tốt hơn và ở trình độ cao hơn.

tái cơ cấu nền kinh tế là gì

Đồng thời, với việc tái cơ cấu kinh tế thì đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thị trường kinh tế này cần phải có trình độ cao hơn để có thể đáp ứng được với sự thay đổi này của nền kinh tế theo như quy luật phát triển tự nhiên


VAI TRÒ CỦA TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

Việc tái cơ cấu nền kinh tế được thể hiện ở nhiều mặt khác nhau. Một trong số đó phải kể đến là việc tái cơ cấu kinh tế phản ánh ở tất cả các cấp độ khác nhau trong nền kinh tế như: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng miền và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhờ tác động của các chính sách của nhà nước giúp nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển kinh tế dựa vào tri thức và nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường.

Tái cơ cấu kinh tế đóng góp vai trò rất lớn trong hoạt động định hướng hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành, cũng như các mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.


NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

Như đã nói ở trên thì việc tái cơ cấu kinh tế chính là xu hướng tất yếu khi nền kinh tế đạt đến một quy mô và năng lực khác nhau theo hướng phát triển nhất.

Việc tái cơ cấu kinh tế chính là những bước ngoặt về những chính sách về kinh tế và đạt được những mục tiêu kinh tế và xã hội đặt ra. Chính là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí, đặc biệt là cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực kinh tế sở hữu hợp lí. bằng việc kích thích kinh tế một cách sâu rộng đến thị trường.

Việc tái cơ cấu nền kinh tế chính là sự tác động chủ động của chính phủ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ban hành về các chính sách về tài chính, tiền tệ và các chính sách về hành chính khác có liên quan.

tái cơ cấu nền kinh tế là gì

Để tác động tới việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo một xu hướng nhất định, đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.

Nói cách khác, tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường, qua đó, nguồn lực xã hội sẽ được phân bố lại hợp lí hơn, được sử dụng có hiệu quả hơn.

Sự thay đổi về phân bố nguồn lực nói trên sẽ từng bước làm thay đổi cách thức tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu và dần nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về tái cơ cấu nợ là gì ?


MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Khi tái cơ cấu nền kinh tế trên thế giới có thể thấy được chính là được thực hiện ở nhiều cấp độ của nền kinh tế như: toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, vùng miền và cả đơn vị doanh nghiệp cá nhân.

Việc tái cơ cấu kinh tế có thể theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển kinh tế dựa vào tri thức và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tạo động lực cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

tái cơ cấu nền kinh tế là gì

Việt Nam đã ra nhập nền kinh tế toàn cầu hóa sâu rộng và xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế chính là quá trình tất yếu để phát triển kinh tế và hội nhập với quốc tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu hóa. Trong những năm qua, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, tuy nhiên, còn nhiều hạn chế và thách thức cần được giải quyết trong giai đoạn tới

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!