Số hóa hoạt động đo lường: Xu thế tất yếu

0
SHARES
60
VIEWS

TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhấn mạnh, số hóa hoạt động đo lường mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, số hóa hoạt động đo lường là xu thế tất yếu. Theo TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoạt động đo lường mang lại lợi ích tổng thể trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia, với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. Nếu số hóa hoạt động đo lường thì người dân, doanh nghiệp đều được hưởng lợi.

Trong đó, số hóa hoạt động đo lường sẽ mở ra không gian mới giúp tăng cường năng lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, nhiều thủ tục doanh nghiệp thực hiện liên quan đến hoạt động đo lường được số hóa, doanh nghiệp chỉ cần nộp qua cổng thông tin của Chính phủ, của Bộ sẽ lập tức được trả kết quả, không phải trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về đo lường để đăng ký.

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng việc thực hiện số hóa hoạt động đo lường sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. TS Hà Minh Hiệp chỉ ra, trước tiên đó là vấn đề nhận thức, nếu lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức nhanh nhạy sẽ thúc đẩy tiến trình số hoá đo lường của doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, các tổ chức đo lường quốc tế và khu vực đưa ra rất nhiều chương trình đào tạo, hội thảo về số hóa trong hoạt động đo lường để nâng cao nhận thức về vấn đề này. Vì vậy, việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng.

Bên cạnh đó, TS Hà Minh Hiệp nhấn mạnh, bản chất đo lường là hoạt động khoa học, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong nghiên cứu cũng như đưa ra giải pháp số hóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, hơn ai hết, vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình nghiên cứu, dự án nghiên cứu về chuyển đổi số trong đo lường, từ dự án tổng thể cấp quốc gia đến dự án tại các tập đoàn, cơ sở nghiên cứu.

Đồng thời, để thực hiện quá trình chuyển đổi số đo lường, chúng ta cần có lộ trình chuyển đổi số, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển về con người.

“Trong thời gian tới chúng ta phải thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đo lường, nghĩa là chúng ta cấp các thủ tục nhưng phải quản lý chặt chẽ và triển khai tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương”, TS. Hà Minh Hiệp cho hay.

Theo: VietQ.vn

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!