Với những người hâm mộ môn bóng bầu dục của Mỹ không còn xa lạ gì với cái tên tỷ phú Shahit Khan. Người đàn ông Gốc Pakistan này hiện tại là chủ của câu lạc bộ bóng đá Fulham của Anh với khối tài sả khoảng 8 tỷ USD. Tuy nhiên ít ai biết đến rằng vị doanh nhân này thời niên thiếu đã có thời gian cơ cực khi đặt chân đến Mỹ chỉ với vỏn vẹn 500 USD trong túi.
Nội dung
TIỂU SỬ CỦA TỶ PHÚ SHAHID KHAN
Shahid Khan sinh ra và lớn lên tại Lahore, bang Punjab, trong một gia đình trung lưu. Ông sinh năm 1952 và có thời gian gắn bó với quê hương đến năm 15 tuổi. Sau đó ông quyết định tới Mỹ để theo học Kiến trúc tại Đại học Illinois khi trong túi chỉ có vỏn vẹn 50 USD.
Khởi đầu gian khó, tự tạo cơ hội cho bản thân
Với hành trang ít ỏi đến Mỹ ông bắt đầu làm công việc đầu tiên với việc kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt bằng cách nhận rửa bát thuê với mức 1,2 USD/ giờ.
Sau một thời gian theo học kiến trúc thì ông nhận ra nghề này không kiếm được nhiều tiền như ngành kỹ thuật hoặc Công nghệ. Ông nhanh chóng chuyển hướng sang ngành kỹ thuật công nghiệp và quả quyết: “Số phận nằm trong tay chính mình và chỉ có bản thân mới có thể thay đổi nó”.
Trong quãng thời gian làm việc tại đây thì Shahid đã làm việc cho công ty Flex-N-Gate, chuyên sản xuất giảm xóc ôtô bằng cách hàn các mảnh lại với nhau. Sau khi làm việc tại đây thì ông nhận ra nhiều hạn chế của phương thức sản phẩm mà Flex-N-Gate làm ra. Shahid đã tự nghiên cứu và sáng chế ra cách làm giảm xóc liền mạch, không có mối hàn, vừa tiết kiệm vừa có độ bền cao hơn.
BƯỚC NGOẶC KHỞI NGHIỆP CỦA SHAHID KHAN
Có thể thấy được bước ngoặt cuộc đời của Shahid chính là năm 1978 khi làm việc tại Flex-N-Gate. Sau khi rời đi ông đã dùng số tiền tiết kiệm được 16.000 USD tiết kiệm và vay thêm 50.000 USD để thành lập nên công ty Bumper Works, chuyên về phụ tùng dành cho xe tải. Sau khi Shahid giới thiệu tính năng và ưu thế của bộ giảm xóc mới nghiên cứu, hãng xe hơi lớn nhất nước Mỹ, General Motors, đã ký ngay hợp đồng với công ty ông.
Như một hướng đi đúng đắn khi mà chỉ trong vòng 2 năm thì công việc kinh doanh của công ty bùng nổ giúp Shahid mua lại Flex-N-Gate. Năm 1987, công ty Flex-N-Gate của Shahid trở thành nhà phân phối độc quyền giảm xóc cho xe bán tải Toyota.
Nhờ chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi tốt, công ty của ông được Toyota tin tưởng và nhận được hợp đồng cung cấp phụ tùng cho tất cả các dòng xe của họ.
Công ty làm ăn phát triển đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất với tiêu chí: Thiết kế thông minh và chất lượng sản phẩm bền nhẹ. Như diều gặp gió ông nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường bằng cách mua lại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.
Cho đến nay thì Flex-N-Gate cung cấp sản phẩm của mình cho các hãng ô tô nổi tiếng thế giới như: Ford, General Motors, Volkswagen AG, Toyota, Suzuki.
Có thể thấy được là Shahid Khan đã biến công ty nhỏ thành một trong những nhà cung cấp phụ tùng ôtô lớn nhất thế giới với hơn 24.000 nhân viên, 60 nhà máy sản xuất trị giá hàng chục tỷ USD. Bản thân ông sở hữu khối tài sản 7,2 tỷ USD và luôn nằm trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ.
Có thể thấy thành công vang dội của ông đã khiến mọi người phải trầm trồ ngưỡng mộ. Luôn được xếp vào top những người giàu nhất thế giới khi tổng tài sản lên đến 8 tỷ USD.
CHỦ SỞ HỮU CÁC ĐỘI BÓNG
Với người đàn ông này kiếm tiền là một cuộc chơi và ông luôn là người giành chiến thắng. Từ những tài sản ông tích lũy được thì Khan đầu tư cho ngôi trường mà mình theo học từ năm 1966 khi đã chi hàng chục triệu USD cho các tòa nhà dạy học tại nơi đây.
Ông cũng mua lại câu lạc bộ Urbana Golf và Country Club dù bản thân không mấy khi chơi golf, chỉ để giúp họ tồn tại trong thời kỳ khó khăn về tài chính.
Năm 2011, Khan trở thành chủ sở hữu của đội bóng Jacksonville Jaguars với giá 760 triệu USD. Ngoài ra, ông còn từng kiêm chức quản lý câu lạc bộ bóng đá Fullham của Anh, sang tay từ ông trùm kinh doanh Ai Cập Mohamed Al Fayed vào tháng 7/2013 với giá khoảng 400 triệu USD.
TẤM LÒNG NHÂN ÁI
Không chỉ là một tỷ phú lắm tiền nhiều của mà Shahid Khan còn nổi tiếng nhờ tấm lòng thiện nguyện. Tổ chức Jaguars Foundation do ông điều hành đã tài trợ 1 triệu USD cho các chương trình liên quan tới trẻ em và gia đình vào năm 2012.
Năm 2020, Khan được Forbes vinh danh ở vị trí thứ 66 trong số 400 người giàu nhất nước Mỹ, và ông cũng là người gốc Pakistan duy nhất góp mặt trong danh sách này.