Quản trị là gì? Phân biệt quản lý và quản trị

0
SHARES
57
VIEWS

Trong bất kì một tổ chức hay doanh nghiệp nào thì vấn đề quản trị chính là “ Xương sống” và tạo nền móng cho sự phát triển sau này. Để hoạt động của doanh nghiệp vận hành tốt và đạt hiệu quả cao thì cần thiết vai trò của quản trị. Vậy quản trị là gì và quản trị khác với quản lý ở điểm nào? Bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

quản trị là gì


KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ LÀ GÌ ?

Thuật ngữ quản trị có khá nhiều những định nghĩa khác nhau. Đây là một phương thức hoạt động hướng đến một mục tiêu hoàn thành công việc với hiệu quả cao thông qua các hoạt động của con người trong cùng một tổ chức.

Nhiều khái niệm đưa ra về định nghĩa quản trị chúng ta có thể tìm hiểu như sau:

Quản trị chính là sự tác động của chủ thể quản trị đến một đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu bạn đã vạch ra nhằm tối ưu quá trình hành động của người đứng đầu. Lúc này chủ thể của quản trị chính là một tác nhân tạo ra các tác động quản trị: đối tượng quản trị chính là người tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị được tạo ra.

Một định nghĩa khá về quản trị chính là một quá trình hoạch định, tổ thức, thực hiện và kiểm soát công việc đồng thời giúp vận dụng một cách có hiệu quả những loại tài nguyên để có thể hoàn thành được mục tiêu đã định sẵn.

quản trị là gì


ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN TRỊ

Có thể nói về bản chất thì quản trị chính là hoạt động tạo ra được giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Tuy nhiên xét về các yếu tố của việc quản trị chính là chủ thể quản trị, đối tượng quản trị và nguồn lực đi kèm theo:

  • Chủ thể quản trị: Là các nhân tố tạo ra các tác động quản trị, là đối tượng quản trị trực tiếp.
  • Đối tượng bị quản trị: Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị.
  • Nguồn lực: Giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị.

CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ LÀ GÌ ?

Có thể nói công việc quản trị là một quá trình tổng thể bao gồm nhiều công việc cần thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Chức năng của quản trị được thể hiện ở những tiêu chí như sau:

Chức năng Hoạch định

Chức năng hoạch định là chức năng đầu tiên của việc quản trị. Chúng giúp nhà quản trị có thể xác định được các mục tiêu và có những chiến lược một cách thật cụ thể để giúp hoạt động đi đúng hướng.

quản trị là gì

Hoạch định thường bao gồm các hoạt động như sau:

  • Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh
  • Thiết kế kế hoạch hành động cho tổ chức
  • Dự thảo chương trình hành động
  • Đề ra các biện pháp kiểm soát
  • Cải tiến, phát triển tổ chức

Chức năng Tổ chức

Chức năng thứ 2 của quản trị chính là chức năng tổ chức. Đây là một trong những chức năng có liên quan trực tiếp đến yếu tố của con người.

Chức năng tổ chức bao gồm các hoạt động:

  • Phân tích và thiết lập ra được các sơ đồ tổ chức
  • Thiết lập ra các bản mô tả nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức
  • Xây dựng đánh giá, tiêu chuẩn cụ thể cho từng công việc
  • Phân bổ xắp xếp nguồn lực một cách hợp lý nhất, rõ ràng nhất cũng như nhất quán nhất cho bạn.

Chức năng Lãnh đạo

Bằng việc thể hiện vai trò lãnh đạo và kích thích, động viên cũng như chỉ huy và phối hợp thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch và giải quyết hết các mâu thuẫn sẽ phát sinh.

quản trị là gì

Chức năng lãnh đạo bao gồm các hoạt động:

  • Lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp
  • Chỉ huy giám sát các nhân viên cấp dưới
  • Thiết lập các mối quan hệ cấp dưới giữa các nhân viên cũng như người quản trị
  • Nhà lãnh đạo sẽ giao việc cho những người cấp dưới quyền nhằm đạt được những mục đích chung.

Chức năng Kiểm soát

Bên cạnh việc lãnh đạo chỉ huy thì chức năng kiểm soát chính là quá trình đo lường, giám sát và điều chỉnh các hoạt động trong tổ chức nhằm đảm bảo chúng được hoạt động một cách hiệu quả nhất. Nếu có sự cố hay sai sót phát sinh, quản trị cần phải đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.

Chức năng kiểm soát thực hiện các chức năng sau:

  • Thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra
  • Thiết lập thời gian lịch trình cụ thể để kiểm tra
  • Đánh giá kết quả và phản hồi

Ngoài 4 chức năng chính, quản trị còn có chức năng tư duy. Hầu hết các kế hoạch, chính sách được đưa ra đều dựa trên nền tảng tư duy.


VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

Trong một tổ chức thì quản trị đóng một vai trò quan trọng giúp tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Một khi khâu quản trị làm yếu sẽ giúp dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm gây tổn thất cho doanh nghiệp của bạn. Vai trò của quản trị được thể hiện qua những yếu tố sau đây:

1. Vai trò đại diện cho tổ chức

Có thể nói quản trị đóng một vai trò khá đặc biệt là người đại diện cho một tổ chức. Chính vì thế mà bộ phận này cần phải luôn nhận thức được tầm ảnh hưởng của mình đến danh tiếng của doanh nghiệp.

2. Vai trò lãnh đạo

Là một nhà lãnh đạo bạn cần có được một khả năng truyền đạt được tầm nhìn cũng như truyền nguồn cảm hứng cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp của mình hiểu được và làm theo.

Là một nhà lãnh đạo mang năng lực Quản trị bạn sẽ kiểm soát được mọi quá trình hoạt động của các phòng ban, nhằm đảm bảo xây dựng một hệ thống liền mạch theo đúng quy trình đã được lên kết hoạch nhằm đưa ra chi phí một cách tối ưu nhất.

3. Vai trò giao tiếp, kết nối

Quản trị đóng vai trò giao tiếp, kết nối giữa các cá nhân trong một tổ chức. Đây được xem là một trong những vai trong then chốt trong quản trị.

Vai trò quản trị còn giúp kết nối và giao tiếp một cách hiệu quả nhất giữa các cá nhân trong cùng một tổ chức. Vai trò này đóng vai trò như một cầu nối thông điệp cho toàn bộ hệ thống của tổ chức. Hơn thế nữa vai trò này còn có thể truyền đạt thông tin bên ngoài từ khách hàng, đối tác, các tổ chức, mối quan hệ hợp tác bên ngoài.

4. Vai trò ra quyết định

Việc đóng vai trò đưa ra quyết định phê duyệt, điều hành thực hiện hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Chúng tạo nên sự đồng nhất và liên tục trong quá trình vận hành.

5. Vai trò giải quyết vấn đề

Trong vai trò này thì quản trị còn giúp nhận diện và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất. Nhiệm vụ quản trị thì doanh nghiệp cần thực hiện những hoạt động khắc phục khi kế hoạch không như mong đợi.

>> Xem thêm: Quản lý tiến độ dự án là gì? Các bước quản lý tiến độ hiệu quả


SO SÁNH QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

Có khá nhiều người vẫn còn lầm tưởng hai khái niệm quản trị và quản lý là một. Tuy nhiên chúng có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Cùng chúng tôi tham khảo những sự so sánh giữa hai khái niệm này một cách hiệu quả nhất.

Quản trị Quản lý
Khái niệm

Quản trị (Administration) là toàn bộ quá trình đưa các quyết định về chính sách, quy tắc, mục tiêu

Quản lý (Management) là tiếp nhận, thực hành điều phối để hướng tới mục tiêu của quản trị

Bản chất Đưa ra các quyết định Thi hành các quyết định

 

Mục tiêu Cần đặt ra các chiến lược Quan tâm đến chiến thuật và phương án thực hiện.
Nhiệm vụ Có tầm nhìn, khả năng động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho tổ chức Có khả năng tổ chức, có phẩm chất kiên định, linh hoạt và làm việc hiệu quả
Phạm vi

 

Quản trị con người Quản lý công việc

 

Quá trình Quyết định trả lời cho câu hỏi: Cái gì? Bao giờ? Quản lý quyết định ai? Như thế nào?
Cấp bậc Cao nhất trong tổ chức Trung gian và thấp trong tổ chức
Chức năng Các kế hoạch và chính sách đều được quyết định dựa theo tư duy và lập kế hoạch Thi hành dưới sự giám sát nhất định và thúc đẩy, kiểm soát nhân viên
Kỹ năng Nhận thức và con người Kỹ thuật và kỹ năng con người

 

Mức độ ảnh hưởng Đưa ra quyết định bị ảnh hưởng bởi cộng đồng, chính phủ, phong tục tập quán Đưa ra bị ảnh hưởng bởi quyết định, quan điểm của nhà quản lý cấp cao
Tổ chức Thường thấy tại các cơ quan chính phủ, quân sự, tôn giáo, giáo dục, doanh nghiệp Thường thấy ở các doanh nghiệp
Vấn đề xử lý Các khía cạnh kinh doanh, phải kết hợp cả lãnh đạo và tầm nhìn. Các vấn đề về hoạt động, vận hành của một tổ chức


Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã giúp cho bạn hiểu hơn về khái niệm quản trị là gì ? Bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa quản trị và quản lý cùng với những kiến thức khác về quản trị sẽ giúp ích cho ứng viên trong quá trình định hướng và phát triển sự nghiệp.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!