Để hoạt động kinh doanh hiệu quả thì việc doanh nghiệp chọn lựa và đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng là cực kì quan trọng. Chính vì thế muốn có được nhà cung cấp phù hợp cần có những phương pháp hợp lý và hiệu quả. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp đánh giá nhà cung cấp hiệu quả giúp doanh nghiệp tìm được đúng đơn vị mình tìm kiếm.
Nội dung
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP
Việc đánh giá nhà cung cấp để chọn lựa sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có được cái nhìn khách quan và đúng đắn nhất khi có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp cho tổ chức của mình.
Một nhà cung cấp tiềm năng chính là những đối tác có khả năng trở thành đơn vị chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Khi đạt được những tiêu chí đưa ra của doanh nghiệp thì những nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu trong tương lai.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG
Để chọn lựa được ra những nhà cung cấp tiềm năng thì chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số phương pháp đánh giá khoa học và phù hợp nhất cho bạn.
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp trọng số
- Phương pháp tỷ lệ chi phí
- Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- Phương pháp phân tích mạng lưới (ANP)
Phương pháp phân loại
Phương pháp phân loại nhà cung cấp này chính là phương pháp cơ bản nhất hiện nay được nhiều doanh nhiệp chọn lựa. Phương pháp này đưa ra các cách phâ loại dựa theo các biến hoặc các yếu tố hiệu suất có liên quan với nhau. Đây có thể là một phương pháp đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.
Phân loại các nhà cung cấp theo hạng với mức độ khác nhau như tốt, trung bình, yếu vv . Những nhà cung cấp nào có được điểm số cao nhất sẽ chính là những nhà cung cấp tiềm năng mà các doanh nghiệp tìm kiếm.
- Ưu điểm: Phương pháp đánh giá nhà cung cấp phân loại dễ thực hiện, không tốn kém chi phí.
- Nhược điểm: Chỉ dựa trên cảm nhận của người đánh giá, thiếu tính xác thực.
Phương pháp trọng số
Phương pháp thứ 2 của việc chọn lựa nhà cung cấp chính là đánh trọng số các nhà cung cấp theo một trọng số đã được đề cập sẵn. Các tiêu chí sẽ được lượng hóa để tính toán trọng số dựa theo mức độ quan trọng đối với doanh nghiệp mình.
Trong phương pháp này doanh nghiệp của bạn sẽ ấn định điểm số của các hoạt động của nhà cung cấp. Với mỗi hoạt động đó sẽ có những tiêu chí riêng và họ sẽ nhân với trọng số đó để có được một chỉ tiêu cho mỗi yếu tố đó.
Cuối cùng, điểm số có trọng số sẽ được tính tổng để tìm ra xếp hạng hoạt động cuối cùng của từng nhà cung cấp. Nhà cung cấp nào đạt được điểm cao nhất sẽ là người thực hiện tốt nhất
- Ưu điểm: Phương pháp đánh giá nhà cung cấp trọng số dễ thực hiện và khá phổ biến cũng như mang lại độ chính xác khá cao.
- Nhược điểm: Đòi hỏi quá trình lâu dài để hình thành các trọng số và thang điểm đánh giá chuẩn.
Phương pháp tỷ lệ chi phí
Sử dụng phương pháp đánh giá nhà cung cấp tỷ lệ chi phí này thường dùng cho các doanh nghiệp lớn. Chúng sẽ được chia thành các nhân tố cấu thành tổng chi phí khi thu mua của doanh nghiệp của bạn.
Với mỗi lần mua sẽ bao gồm giá bán và chi phí hoạt động nội bộ của các nhà mua hàng cùng nhiều loại chi phí khác. Việc sử dụng phương pháp tỷ lệ chi phí này mỗi phần chi phí của quá trình hoạt động nội bộ sẽ được chuyển đổi thành một tỷ lệ chi phí được thể hiện bằng % của tổng giá trị khi mua hàng.
Tỷ lệ chi phí tổng thể này cuối cùng sẽ được áp dụng cho đơn giá niêm yết của nhà cung cấp để tính giá net của sản phẩm. Nhà cung cấp có giá net thấp nhất sẽ là nhà cung cấp ưu tiên tốt nhất.
- Ưu điểm: Giúp đảm bảo tốt nhất cho chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.
- Nhược điểm: Chỉ tính đến chi phí mà bỏ qua các tiêu chí khác.
Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Với phương pháp phân tích theo thứ bậc AHP này dùng để đưa ra các chọn lựa thay thế khi phải sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau. Nhà chọn lựa sẽ phân cấp các vấn đề dưới dạng các mức độ khác nhau để từ đó chọn lựa một nhà cung cấp sau khi có những đánh giá cụ thể nhất.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ phân ra 3 cấp độ khác nhau: mục tiêu, tiêu chí (định lượng cũng như định tính và cho phép chúng tích hợp vào một điểm tổng thể duy nhất) và các lựa chọn thay thế (các đề xuất khác nhau được cung cấp bởi các nhà cung cấp).
Có thể đánh giá theo phương pháp AHP theo 3 bước sau:
- Xác định tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí trong việc thực hiện mục tiêu đề ra.
- Đo lường mức độ đạt được của các lựa chọn thay thế theo từng tiêu chí.
- Tổng hợp kết quả của hai phân tích trên để tính toán tầm quan trọng tương đối của các lựa chọn thay thế.
Quan trọng như nhau, quan trọng hơn một ít, quan trọng hơn, rất quan trọng hơn, tuyệt đối quan trọng hơn và lượng hóa bằng các con số: 1,3,5,7,9. Và có thể cho điểm 2,4,6,8 để đánh giá ở mức giữa.
- Ưu điểm: Phương pháp đánh giá nhà cung cấp phân tích thứ bậc AHP có nhiều ưu điểm như có khả năng xử lý được các vấn đề phức tạp mà các mô hình khác không thể giải quyết được. Với độ chính xác khá cao và tính nhất quan của chúng khi đưa ra các kết quả cho doanh nghiệp.
- Nhược điểm: Phương pháp này mất khá nhiều thời gian vì bạn sẽ cần thời gian so sánh từng cặp một. Đôi khi, người ra quyết định có thể khó phân biệt các mức độ quan trọng khác nhau giữa các tiêu chí.
Phương pháp phân tích mạng lưới (ANP)
Phương pháp phân tích mạng lưới ANP – The Analytic Network Process chính là một phương pháp được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp hiện nay. Phương pháp này tối ưu hơn phương pháp AHP do nhiều vấn đề quyết định không thể được xây dựng theo thứ bậc do chúng liên quan đến sự tương tác và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Phương pháp ANP này có cung cấp một khuôn khổ chung để giải quyết các quyết định mà không cần xác định các cấp như trong hệ thống phân cấp.
Phương pháp này có thể chọn lựa ra những nhà cung cấp đang đánh giá và nhóm chúng lại. Với những cụm bạn đã chọn sẽ tác động qua lại lẫn nhau và các phần tử trong cụm đó cũng sẽ phụ thuộc vào nội bộ lẫn nhau. Mô hình này thiết lập nên mạng lưới ANP dựa trên những phân tích và tiến hành đánh giá.
Ưu điểm:
- Phương pháp đánh giá nhà cung cấp ANP cụ thể, chi tiết và chính xác hơn AHP và các phương pháp truyền thống khác.
- Có khả năng xử lý cả tiêu chí định lượng và định tính.
Nhược điểm:
- Cần nhiều công sức, thời gian do mô hình này đòi hỏi nhiều so sánh hơn AHP.
- Khá khắt khe về việc phải tạo ra một số lượng so sánh theo cặp nhất định để có thể đáp ứng số chọn lựa thay thế trong mô hình.