Peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa

0
SHARES
157
VIEWS

Bạn đã bao giờ bị đem ra so sánh với các bạn đồng trang lứa không ? Bạn cảm thấy mệt mỏi với điều này và trở nên stress khi những bạn bè cùng tuổi thành đạt hơn mình. Đó chính là một tình trạng được gọi là peer pressure, hay áp lực đồng trang lứa. Trong bài viết này, hãy cùng diendaniso.com tìm hiểu Peer pressure là gì và cách vượt qua áp lực đồng trang lứa nhanh chóng nhất nhé.

peer pressure


PEER PRESSURE LÀ GÌ ?

Cụm từ Peer pressure nghĩa tiếng việt là Áp lực đồng trang lứa còn được gọi là áp lực từ bạn bè. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành trong giáo dục và tâm lý học chỉ tình trạng tâm trạng bị ảnh hưởng từ bạn bè gây ra tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho bạn bị chi phố và suy nghĩ gây ra áp lực.

Nhìn rộng ra thì áp lực đồng trang lứa còn chỉ ảnh hưởng từ những cá nhân, tổ chức cùng một nhóm xã hội như cùng công ty, cùng lĩnh vực, độ tuổi vv. Những ảnh hưởng này sẽ khiến cho một người phải thay đổi đi thái độ, giá trị cũng như hành vi và chuẩn mực của nhóm.

Trạng thái Peer pressure có thể thường xảy ra khi bạn mới đi học cho đến lúc về già. Khi đi học những áp lực về điểm số, cuộc sống học đường vv cho đến khi đi làm thì lại chịu ảnh hưởng của áp lực từ công sở, gia đình, con cái khiến cơ thể mệt mỏi rất nhiều. Những điều này chỉ xuất hiện khi áp lực đông trang lứa tồn tại trong bản thân bạn mà không có người nào có thể hiểu được.

peer pressure


BIỂU HIỆN CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

Như đã nói ở trên thì hầu như ở mọi độ tuổi bạn vẫn sẽ thỉnh thoảng rơi vào trạng thái Peer Pressure. Ở mọi độ tuổi khác nhau bạn sẽ có những tâm tư tình cảm khác nhau. Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa Peer Pressure sẽ thường xuất hiện khi bạn tự mình so sánh với những người bạn cùng tuổi nhưng có đời sống tốt hơn mình. Dù chỉ là một chút hoặc theo cách đánh giá của họ. Biểu hiện tâm lý có thể nhận ra như là:

  • Luôn có cảm giác căng thẳng, stress về việc phải cố gắng hơn họ gây ra trạng thái mệt mỏi.
  • Họ luôn có những suy nghĩ rằng mình thua kém và bị coi thường.
  • Bồn chồn, lo lắng thường xuyên không rõ nguyên nhân
  • Tinh thần dễ tiêu cực hơn, có thể dễ trở nên cáu gắt nếu những người xung quanh nói về các vấn đề năng lực, công việc, tương lai
  • Họ trở nên rụt rè, thụ động khi ít gặp gỡ những người xung quanh hơn do sợ bị các vấn đề về học tập và công việc.
  • Luôn luôn có tâm lý so sánh mình với bạn bè xung quanh, đặc biệt chỉ so sánh với những người có đời sống, công việc tốt hơn

peer pressure


NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN PEER PRESSURE ?

Trạng thái tâm lý Peer Pressure này không phải là một biểu hiện đột xuất mà chúng đến từ khá nhiều nguyên nhân đa số là từ bạn bè đồng trang lứa.

Tâm lý chưa ổn định

Thông thường với lứa tuổi trẻ vị thành niên thì việc phát triển tâm lý tư duy chưa ổn định vì đây là thời điểm hình thành nhân cách nên dễ dàng bị những tác động tâm lý từ phía xung quanh bạn bè.

Khao khát được hòa nhập

Việc sợ bị bỏ rơi và muốn được hòa nhập cũng là một tâm lý khiến cho hình thành tâm lý Peer Pressure. bạn bị từ chối bởi nhóm bạn hoặc đồng lại thì khả năng tự “chống chọi” sẽ rất khắc nghiệt. Bản thân luôn khao khát được hòa nhập với cộng đồng. Thường thì nguyên nhân này xảy ra nhiều hơn với giới trẻ.

Áp lực từ những chuẩn mực của xã hội

Mỗi nước, tổ chức đều có một chuẩn mực sinh hoạt cộng đồng chung. Để có thể hoạt động tốt và sinh hoạt sẽ khiến cho bạn cần phải tự tạo cho mình một lối tư duy, hành động phù hợp với môi trường đó. Về lâu về dài thì sẽ nảy sinh ra trạng thái này tâm lý Peer Pressure

peer pressure

Mạng xã hội

Có thể thấy được thì hiện nay con người bị gắn liền với mạng xã hội. Họ như gắn chặt với mỗi mạng xã hội nào đó hàng ngày đến khoảng tiếng đồng hồ. Peer pressure càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhìn thấy người khác thành công hơn, có cuộc sống sung túc hơn

Trên đây là những nguyên nhân của trạng thái Peer pressure khá nhiều. Tuy nhiên có những thứ áp lực đồng trang lứa lại có lợi vì chúng khích lệ bạn trở nên cố gắng, nỗ lực hơn.

>> Xem thêm: Quản lý cảm xúc là gì? Cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc


CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI PEER PRESSURE

Nếu có thể vượt qua áp lực với peer pressure thì bạn sẽ trở nên tốt hơn và tâm lý tốt hơn với chính mình. Một số cách đối phó với Peer Pressure mà bạn có thể sẽ như sau:

Tôn trọng cảm xúc của mình

Bạn không nhất thiết phải thay đổi hay làm điều gì đó giống như bất cứ ai nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay nó không có tác động tích cực lên cuộc sống của bạn.

Bạn nên tôn trọng cảm xúc của mình ở mọi hoàn cảnh. Bạn không cần phải tự tạo áp lực cho mình những tác động lên cuộc sống của bạn. Bạn là độc nhất và mỗi người đều có cuộc sống, lý tưởng và mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Những điều hữu ích cho cuộc sống của người khác chưa chắc đã là điều mà bản thân bạn cần.

Hiểu rõ giới hạn và điều kiện của bản thân

Bạn có thể tránh xa những trạng thái tâm lý này bằng cách hiểu rõ hơn những giới hạn và điều kiện của bản thân. Một nguyên nhân thường dẫn đến peer pressure chính là lấy chuẩn mực của người khác để áp đặt vào cuộc sống của mình. Đừng thấy những người có điều kiện sống thuận lợi hơn mà tự tạo áp lực cho bản thân.

peer pressure

Vì lẽ đó, bạn chỉ cần xác định rõ những mục tiêu, giới hạn của bản thân mình. Sau đó nỗ lực để đạt được những nguyện vọng mình đã đề ra. Sẽ có đôi lúc bạn cảm thấy nóng ruột khi thấy mình thành công chậm hơn những người khác.

Tránh xa những tác động tiêu cực

Những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến bạn khiến tâm lý của bạn bị ảnh hưởng khá nhiều. Chúng gây ra áp lực của họ khiến họ bắt buộc phải làm những điều cảm thấy phù hợp. Và nếu bạn cảm thấy những gì bạn bè đồng trang lứa đang làm không phải những gì bạn cần, hãy từ chối thay vì cố gắng chạy theo họ, chỉ bởi vì muốn được thành công như họ.

Cải thiện bản thân

Việc giải quyết triệt để tâm lý peer pressure chính là bạn cần nâng cao được khả năng, kĩ năng của bạn để giúp cải thiện bản thân nâng cấp lên. Hãy cố gắng chinh phục những mục tiêu của mình để khiến bản thân trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chắc chắn rằng đó là những giá trị thích hợp với bản thân mình.

Nhìn chung, peer pressure không hề đáng sợ như bạn vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần hiểu bản thân mình và học cách tận dụng những áp lực đó để phát triển bản thân mà thôi.

>> Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì ? Chỉ số mang đến thành công cho bạn

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!