Operating margin là gì? Phương pháp tính Operating Margin

0
SHARES
106
VIEWS

Operating Margin là một thuật ngữ dùng trong kinh tế chỉ biên lợi nhuận hoạt động. Đây là một trong ba chỉ số quan trọng giúp đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp hiện nay. Bài viết này Diendan ISO sẽ chia sẻ cho bạn về chỉ số Operating Margin là gì? Tầm quan trọng của chỉ số Operating Margin và cách tính chỉ số này một cách chuẩn xác nhất.

operating-margin


OPERATING MARGIN LÀ GÌ?

Operating Margin là một thuật ngữ trong kinh tế chỉ biên lợi nhuận hoạt động. Chỉ số này đo lường được mức độ lợi nhuận mà một doanh nghiệp tạo ra trên một đồng vốn doanh thu sau khi tất toán hết các chi phí.

Đây là ba chỉ số biên độ lợi nhuận bao gồm:

  • Gross margin: Biên lợi nhuận gộp
  • Operating margin: Biên lợi nhuận hoạt động.
  • Net profit margin: Biên lợi nhuận ròng.

Chỉ số này thông thuờng càng cao càng cho thấy doanh nghiệp càng làm ăn hiệu quả và thứ được lợi nhuận tốt.


Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ OPERATING MARGIN

Chỉ số Operating margin chính là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp và cho thấy mức độ lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp từ khi hoạt động.

Chỉ số Operating Margin được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận hoạt động trên doanh thu của một doanh nghiệp và giá trị được tính bằng đơn vị phần trăm.

Theo dõi chỉ số Operating Margin chủ doanh nghiệp có thể thấy được những hiệu quả và biến động của doanh nghiệp.

Operating Margin là gì


CÁCH SỬ DỤNG CHỈ SỐ OPERATING

Chỉ số Operating Margin hiện nay được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp. Chúng được thể hiện trong báo cáo hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ số này là biên độ lợi nhuận hoạt động và nếu chỉ số này cao sẽ cho thấy hiệu quả của doanh nghiệp mang lại. Tùy vào từng ngành khác nhau thì bạn sẽ có thể có những chỉ số Operating Margin khác nhau. Những doanh nghiệp có chỉ số Operating Margin cao vượt trội hơn trung bình sẽ cho thấy họ có được lợi thế cạnh tranh cực lớn.


CÔNG THỨC TÍNH OPERATING MARGIN

Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động của công ty, chia thu nhập hoạt động cho doanh thu ròng của công ty:    Biên lợi nhuận hoạt động = OI/ SR

Trong đó: 

  • OI là Thu nhập hoạt động.
  • SR là Doanh thu ròng.

Thu nhập hoạt động thường được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT).

Thu nhập hoạt động (EBIT) là thu nhập còn lại trên báo cáo thu nhập, sau khi trừ đi tất cả chi phí hoạt động và chi phí chung, chẳng hạn như chi phí bán hàng, chi phí quản lí và giá vốn hàng bán (COGS).

Operating Margin là gì

Công thức tính EBIT:   

EBIT = Tổng thu nhập − (OE + DA)

Trong đó: 

  • OE là Chi phí hoạt động.
  • DA là Khấu hao tài sản vô hình và tài sản hữu hình.

OPERATING MARGIN NHƯ NÀO LÀ TỐT?

Như chúng tôi đã nói ở trên thì sẽ khó có câu trả lời nào chính xác do hầu như với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những biên độ lợi nhuận hoạt động khác nhau. Hầu như người ta thường so sánh các biên độ lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó theo thời gian khác nhau.

SỐ SÁNH BIÊN LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỐI THỦ

Trên thực tế thì bạn có thể và thường so sánh trực tiếp với các đối thủ trong ngành.  So sánh biên lợi nhuận có hoạt động thông qua các năm sau đó.

Thường với các doanh nghiệp thì họ sẽ thường mong chờ các biên độ lợi nhuận hoạt động gia tăng liên tục theo từng năm. Tuy nhiên vì khá nhiều lý do ảnh hưởng của chu kì kinh tế mà họ không thể kiểm soát được. Đó đó mà các doanh nghiệp sẽ đều có gắng duy trì mức độ chỉ số operating margin ở mức ổn định có tăng giảm không đáng kể. Và có sự tăng giảm trong dài hạn.

Operating Margin là gì


Lời kết

Có thể nói chỉ số Operating Margin chính là một trong 3 chỉ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nhờ việc giám sát chỉ số Operating Margin này mà bạn có thể phản ánh được bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về Operating Margin cùng tầm quan trọng của chỉ số này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!