Ngành gỗ chuyển đổi số trong mùa Covid-19

0
SHARES
27
VIEWS

Nhờ vào việc chuyển đổi số mà ngành gỗ xuất khẩu vẫn ghi nhân tăng trưởng bấp chấp những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19


Điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu

Hiệu ứng dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng âm. Bên cạnh đó cũng có những ngành lại có sự tăng trưởng đáng ghi nhận như ngành gỗ xuất khẩu là một ví dụ.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 6 trị giá xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,04 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, không được như kỳ vọng đề ra là tăng 15%.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến TP.HCM, việc ngành gỗ vẫn tăng trưởng do nhu cầu tiêu thụ của thị trường không bị tác động quá lớn từ đầu năm. Cụ thể, vào thời điểm đợt dịch đầu tiên từ tháng 1 đến tháng 4 các đơn hàng xuất khẩu giảm đến 20% so với năm 2019 thì tại thị trường nội địa sức mua tăng cao. Chính nhờ sức tiêu thụ tại thị trường nội địa đã cứu ngành này tránh lâm vào khủng hoảng như các ngành nghề khác.

Ngành gỗ chuyển đổi số trong mùa Covid-19

Nghành gỗ vẫn ghi nhận sự tăng trưởng bất chấp Covid-19. Ảnh Trần Hùng

Ngược lại, trong giai đoạn từ đầu tháng 7 cho đến nay tiêu thụ nội địa sụt giảm thì các đơn hàng xuất khẩu lại có những dấu hiệu hồi phục. “Có một điều đặc biệt là dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn hoành hàng trên thế giới nhưng sức tiêu thụ của thị trường thế giới không bị tác động quá nhiều. Hiện các đối tác từ châu Âu và Mỹ bắt đầu thương thảo, ký kết các đơn hàng đồ gỗ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Và tính đến thời điểm hiện tại, tình hình đơn hàng đã phục hồi khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2019”, ông Phương cho biết.

Tuy dấu hiệu về sự phục hồi đơn hàng đã diễn ra khá rõ nhưng không có nghĩa là mọi thứ sẽ trở lại bình thường như thời điểm trước dịch. Hiện dịch đang bùng phát mạnh tại hầu hết các thị nhập khẩu đồ gỗ quan trọng của Việt Nam, bao gồm Mỹ (chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam) và EU (chiếm 10%). Dịch đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại Nhật Bản, thị trường tiêu thụ khoảng 13% các mặt hàng gỗ xuất khẩu của nước ta.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam với 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, để thị trường này khôi phục lại sức mua và các chuỗi cung như trước khi dịch xảy ra sẽ mất rất nhiều thời gian và chưa biết đến bao giờ sức mua sẽ trở lại được như lúc trước đại dịch.

Chuyển đổi số, mang lại hy vọng cho ngành gỗ

Trong bối cảnh đó dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp thì việc chuyển đổi số bước đầu đã mang lại những hiệu quả. Theo đó, trong thời gian qua hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM đã phát triển nền tảng triển lãm trực tuyến (HOPE) nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ và mỹ nghệ Việt Nam mở rộng cơ hội tiếp cận nhà mua hàng quốc tế thông qua những công nghệ tiên tiến, ứng dụng Digital Marketing, Thương mại điện tử…

Ông Nguyễn Phong Phú, Tổng giám đốc Công ty cổ phần SF Home cho biết, gỗ và đồ gỗ Việt Nam từ trước đến nay cạnh tranh trên thế giới rất nhiều về giá. Bán hàng qua nền tảng trực tuyến giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như tiếp cận thị trường nhanh hơn. “Thời điểm trước, SF Home tham gia một sự kiện xúc tiến thương mại thì tốn chi phí khoảng 100 đến 200 nghìn USD, nay con số này đã giảm đi rất nhiều khi tham gia vào việc bán hàng qua nền tảng trực tuyến”, ông Phú nói.

Đồng quan điểm, bà Trần Hồng Uyên Thi, Công ty TNHH Woudsense chia sẻ: “Chúng tôi rất mong muốn được đưa sản phẩm của Wuodsense ra thị trường thế giới và nền tảng HOPE này khi được HAWA giới thiệu chúng tôi vui mừng đón nhận. Trong mùa dịch Covid-19 này rõ ràng là chúng tôi không thể mang sản phẩm đi ra thị trường như trước nữa. Cho nên theo tôi nền tảng này được áp dụng trong thời điểm này rất kịp thời và hứa hẹn mang lại hiệu quả lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam”.

Chuyển đổi số trong giai đoạn này là bước đi mang lại hiệu quả cho ngành gỗ. Ảnh minh họa: IT

Từ trước đến nay kênh bán hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu là qua các kênh hội chợ, trong nước thì có hội chợ Vifa Expo, ngoài nước thì có nhiều hội chợ khác. Và Covid-19 đã làm gián đoạn tất cả các hoạt động hội chợ, cũng như làm gián đoạn tất cả các chuyến viếng thăm của khách hàng đến các hội chợ này. Trong bối cảnh đó, việc phát triển nền tảng triển lãm trực tuyến, xậy dựng những showroom ảo cho các doanh nghiệp hội viên của HAWA là bước đi đúng đắn. Sau hơn 4 tháng phát triển, HOPE đã quy tụ được 80 hội viên và từ nền tảng này cũng đã có những đơn hàng được ký kết. Trong bối cảnh hiện tại thì đây là một tín hiệu hết sức đáng mừng.

Theo ông Phương, HOPE xây dựng hồ sơ năng lực doanh nghiệp chuyên nghiệp, dễ dàng quản lý thông tin doanh nghiệp, sản phẩm… Tích hợp các ứng dụng tương tác, tiếp cận khách hàng trực tiếp 24/7, nâng cao tỉ lệ chốt đơn hàng thành công. Tối ưu hóa chiến lược digital marketing, truyền thông đa kênh, tiếp cận hàng chục ngàn nhà mua hàng trong nước và quốc tế. Tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu uy tín của Việt Nam, là cửa ngõ giao thương quốc tế sống động, thu hút các nhà mua hàng trong nước và quốc tế.

Nhờ phong cách trực quan sống động. Khách tham quan có thể trải nghiệm không gian showroom, và tiếp cận nhà cung cấp ở khoảng cách gần nhất, tương tác 24/24 mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý hay chênh lệch múi giờ. Bên cạnh đó khách hàng cũng có thể tìm kiếm nhà cung cấp dễ dàng và kết nối trực tiếp nếu có nhu cầu tham gia mua hàng mọi lúc mọi nơi.

theo: thegioitiepthi.vn

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!